Đây là chương trình tín dụng tiêu dùng hỗ trợ các khách hàng cá nhân vay để lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái. Khách hàng TP.Đà Nẵng và TP.HCM sẽ nhận được khoản vay với lãi suất 11,99%/năm dành cho khách hàng Premier và 12,99% dành cho khách hàng cá nhân khác, thời hạn vay lên đến 60 tháng. Ngoài ra, khách hàng còn được hưởng chiết khấu trực tiếp cho hệ thống điện năng lượng mặt trời của GIC với mức giảm 14% cho khách hàng Premier và 12% cho khách hàng cá nhân khác.
tin liên quan
Thêm một nhà máy điện mặt trời hòa lưới thành côngChi phí đầu tư lắp đặt thiết bị chính trong hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà theo tiêu chuẩn G7 (gồm tấm pin năng lượng mặt trời, inverter, công tơ 2 chiều), theo ông Lê An Khang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty GIC, có nhiều mức giá khác nhau tùy theo công suất. Với công suất 3,15 kWh cho sản lượng điện 38-410 kWh/tháng có chi phí đầu tư từ 75,38 - 78,53 triệu đồng. Với khoản đầu tư này sẽ mất khoảng 5 - 6 năm, nhà đầu tư sẽ thu hồi vốn. Một số khách hàng lắp đặt hệ thống năng lương mặt trời từ tháng 4 thì đến nay EVN đã thực hiện mua lại phần điện dư thừa. Việc đầu tư vào năng lượng mặt trời có thể mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư khi giá bán điện cho EVN ở mức cao. Tuy nhiên việc lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà cũng cần hội đủ một số điều kiện cần thiết như hướng nhà, những nhà xung quanh có cao tầng che hay không… Khi thời tiết ban ngày không có nắng, các thiết bị sử dụng điện trong gia đình sẽ sử dụng nguồn điện từ EVN.
Với nhu cầu về điện dự kiến tăng 8% mỗi năm trong giai đoạn 2021-2031, Việt Nam cần phải sản xuất 60.000 Megawatt (MW) điện vào năm 2020, 96.500 MW vào năm 2025 và 129.500 MW vào năm 2030. Để thực hiện được điều đó, Chính phủ đang tiến tới phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để đảm bảo đủ sản lượng điện và giải quyết nhu cầu năng lượng ngày càng tăng.
Bình luận (0)