Người gieo mầm thầm lặng

Anh Vũ
Anh Vũ
03/02/2019 15:00 GMT+7

Nếu hỏi lĩnh vực nào hiện chịu áp lực và cường độ làm việc lớn nhất tại thời điểm này, có lẽ ngân hàng là một trong những nghề được chọn đầu tiên.

Tuy nhiên khi trải lòng về công việc của mình, doanh nhân Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB chia sẻ rằng làm lãnh đạo rất mệt song cũng rất sướng vì được làm việc, được cống hiến và coi đó là niềm hạnh phúc và may mắn.

Hạnh phúc vì bận rộn

Vào những năm 90 của thế kỷ trước, khi còn ngồi trên ghế Trường đại học Tổng hợp, Khoa Lý, ông Đỗ Quang Hiển luôn ấp ủ ước mơ trở thành một viện sĩ, giáo sư khoa học. Song ông đã trở thành doanh nhân bởi nhân duyên.
Ngày 13.11.1993, tại Cần Thơ, Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái được thành lập với vốn điều lệ 400 triệu đồng. Cũng trong chính giai đoạn ấy, nhà khoa học trẻ Đỗ Quang Hiển đã bắt đầu đạt được thành công nhất định với tên tuổi của Tập đoàn T&T. Bằng nỗ lực và uy tín, tại cuộc gặp gỡ “lịch sử” với Chủ tịch Ngân hàng Nông thôn Nhơn Ái, ông Hiển đã đàm phán thành công và đặt nền tảng đầu tiên cho sự chuyển đổi mô hình hoạt động từ ngân hàng nông thôn sang đô thị.
Năm 2006, Nhơn Ái đã bắt đầu hành trình mới, đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) với niềm tin đây sẽ là nơi hội tụ những người có tâm, có tầm và có tài khắp mọi miền đất nước. Cũng trong năm này, SHB tăng vốn điều lệ lên 500 tỉ đồng, gấp 1.250 lần so với khi thành lập và khai trương chi nhánh SHB Hà Nội, đánh dấu lộ trình mở rộng thị trường ra miền Bắc và nâng cao vị thế ngân hàng. Trong 2 năm liên tiếp 2007, 2008, thông qua việc thành lập các công ty Quản lý quỹ (SHF), Bảo hiểm (BSH), Chứng khoán (SHS), SHB từng bước định vị thương hiệu trên thị trường tài chính Việt Nam. Sau đó, SHB chuyển trụ sở chính từ Cần Thơ ra thủ đô Hà Nội với mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng, một tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế.
Với triết lý kinh doanh minh bạch, vì quyền lợi của cổ đông, khách hàng, năm 2009, SHB gia nhập thị trường chứng khoán. Là một trong 3 ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên niêm yết, SHB đã nhanh chóng khẳng định vị thế, uy tín với tổng tài sản từ hơn 1.300 tỉ đồng vào năm 2006 lên gần 30.000 tỉ đồng năm 2009 đồng thời mở rộng mạng lưới lên gần 100 điểm giao dịch trên toàn quốc. SHB cũng đóng vai trò là một trong những mạch máu chính lưu thông của dòng chảy tiền tệ quốc gia. Để làm được điều đó, ngân hàng đã đón đầu xu hướng của cuộc cách mạng 4.0, vận hành thành công hệ thống Corebank Intellect và hệ thống công nghệ thẻ mới Smart Vista. SHB trở thành một trong những ngân hàng cổ phần có nền tảng công nghệ thông tin hiện đại nhất, mở ra một kỷ nguyên mới về ngân hàng số với các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, an toàn, bảo mật và hiệu quả cho khách hàng.
Người gieo mầm thầm lặng1
Ông Đỗ Quang Hiển
Năm 2012, ngành tài chính ngân hàng đón thêm một làn sóng mới với chủ trương tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. SHB được tin tưởng lựa chọn là ngân hàng tiên phong. Nhận sáp nhập thành công Ngân hàng Habubank, SHB đã tiếp nhận nguyên trạng và sắp xếp cho gần 2.000 cán bộ nhân viên Habubank vào các vị trí công việc phù hợp; gấp rút xử lý nợ xấu mà một trong những điển hình lớn nhất là Công ty thủy sản Bình An - Bianfishco. Nhận sáp nhập thành công Habubank, giải cứu Bianfishco là quãng thời gian mà Ban lãnh đạo SHB làm việc không biết mệt mỏi và tận tâm. “Với chúng tôi, được làm việc, được cống hiến là điều may mắn và hạnh phúc”, ông Hiển tâm sự. Có những khi, bay từ Hà Nội vào Cần Thơ, Tổng giám đốc Nguyễn Văn Lê cho biết, vội quá, cơm không kịp ăn, nhân viên đưa cho cái bánh mì còn buộc nguyên dây thun, vừa họp xử lý nợ vừa nhai, thấy dai dai còn tưởng thịt heo quay!
Mở rộng mạng lưới, SHB tiếp tục đầu tư sang Lào và Campuchia. Những bước chuyển mình táo bạo này tạo nên SHB của năm 2012 mạnh mẽ, quyết liệt với vốn điều lệ gần 9.000 tỉ đồng, tổng tài sản gần 120.000 tỉ đồng, là nơi hội tụ của gần 5.000 cán bộ nhân viên. Sau 4 năm hoạt động ở cấp độ chi nhánh, SHB đã thành lập ngân hàng 100% vốn tại 2 nước Lào và Campuchia. Đa dạng sản phẩm, tăng cường phát triển mảng dịch vụ, SHB đã nhận sáp nhập Công ty tài chính tiêu dùng Vinaconex - Viettel và thành lập Công ty tài chính tiêu dùng SHB với giải pháp tiêu dùng thông minh, tin cậy. Qua đó, góp phần lành mạnh hóa thị trường tài chính Việt Nam và hướng đến mục tiêu đứng trong nhóm 3 công ty tài chính hàng đầu hoạt động hiệu quả tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.
Trải qua 25 năm, SHB đã xây dựng thành công một nền tảng tài chính phát triển bền vững với vốn điều lệ đạt hơn 12.000 tỉ đồng, tổng tài sản gần 300.000 tỉ đồng, vốn tự có đạt hơn 23.000 tỉ đồng. Từ một ngân hàng có quy mô vốn chỉ 400 triệu đồng, 8 nhân viên nghiệp vụ, 2 điểm giao dịch, SHB đã phát triển mạnh mẽ với gần 8.000 cán bộ nhân viên đoàn kết, tận tâm, hơn 500 điểm giao dịch trong và ngoài nước, kết nối tới 400 ngân hàng đại lý trên khắp các châu lục, phục vụ gần 4 triệu khách hàng cá nhân, doanh nghiệp. Đóng góp tích cực vào sự phát triển của kinh tế đất nước, thương hiệu của SHB đã được khẳng định trên thị trường tài chính với vị trí Top 5 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân lớn nhất Việt Nam; Top 10 tổ chức tín dụng có tầm ảnh hưởng quan trọng trong ngành tài chính ngân hàng; Top 10 ngân hàng thương mại uy tín nhất Việt Nam; Top 1.000 ngân hàng toàn cầu…

Lặng lẽ gieo mầm

Thành công của SHB được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao: “Từ một ngân hàng có quy mô nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, đến nay, SHB đã trở thành một ngân hàng có quy mô lớn, có năng lực tài chính vững mạnh, có uy tín cao trên thị trường tài chính tiền tệ. Tôi biểu dương và chúc mừng những thành tích mà lãnh đạo SHB đã đạt được, đặc biệt là thành tích, chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện của đồng chí Chủ tịch Đỗ Quang Hiển”. Song, với Chủ tịch Đỗ Quang Hiển, ông không nghĩ thành công đó do một người mà có: “SHB ngày hôm nay, đó là sự đóng góp qua các thế hệ từ các người sáng lập cho đến các cán bộ công nhân viên qua các thời kỳ. Đồng thời, thành công của SHB đấy là giá trị nhân văn, truyền thống văn hóa của đại gia đình SHB”.
Tổng giám đốc Nguyễn Văn Lê - người đang giữ kỷ lục CEO trẻ nhất và lâu nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam vẫn kiệm lời và chẳng nhận điều gì cho riêng mình, tự nhận mình là người làm thuê chăm chỉ, yêu nghề, yêu công việc và làm việc bằng sự cống hiến hết sức mình. Luôn đề cao giá trị đạo đức nghề nghiệp, làm việc bằng cái tâm của mình, từ cái tâm vận vào điều hành công việc hằng ngày. “Tôi gắn bó với SHB chính là văn hóa doanh nghiệp. SHB phát triển kinh doanh trên nền tảng văn hóa đầy tính nhân văn mà ở đó trong mỗi cán bộ nhân viên luôn xem đây là ngôi nhà thứ hai của mình. Trong giờ làm việc chúng tôi là cấp trên cấp dưới theo chức năng nhiệm vụ, ngoài giờ làm chúng tôi là đại gia đình, là những người anh, người em luôn tôn trọng và giúp đỡ nhau. Chính văn hóa và sự gắn kết là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh, nguồn lực để SHB phát triển mạnh mẽ cho đến nay”, ông Nguyễn Văn Lê chia sẻ.
Nếu như trên thị trường tài chính tạo nên tên tuổi của một Chủ tịch Đỗ Quang Hiển mạnh mẽ, quyết đoán, sắc sảo thì ở trên sân cỏ cũng có một bầu Hiển đầy máu lửa, nhiệt huyết. Ông đã nuôi dưỡng, đào tạo được một thế hệ cầu thủ trẻ tài năng cho bóng đá Việt Nam với các cầu thủ như: Quang Hải, Đình Trọng, Đoàn Văn Hậu, Duy Mạnh, Đức Huy, Đức Chinh… Ông cũng là người đứng ra đưa SHB trở thành cầu nối đưa các câu lạc bộ danh tiếng thế giới như Barcelona, Manchester City… tới Việt Nam. Khi Quang Hải lập nên siêu phẩm “cầu vồng trong tuyết” tại giải U.23 châu Á ở Thường Châu (Trung Quốc), đứng lên bục nhận giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất VFF Cup 2018, giải Quả bóng vàng năm 2018… phía sau ánh hào quang đó, ít ai biết được có bàn tay của những người đi gieo mầm một cách vô điều kiện, âm thầm, lặng lẽ!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.