Cấm xe máy là coi thường dân!
Chưa bao giờ, cụm từ "cấm xe máy" được nhắc đến nhiều như bây giờ. Tranh cãi giữa các luồng quan điểm về mục tiêu hạn chế tiến tới cấm xe máy một số khu vực tại TP.HCM chưa kịp nguội, việc Sở GTVT Hà Nội rục rịch lựa chọn 1 trong 2 tuyến đường là Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi để thí điểm dừng hoạt động xe máy tiếp tục "đổ thêm dầu" vào cuộc chiến nảy lửa giữa các nhà khoa học, chuyên gia giao thông khi một bên quyết liệt yêu cầu cần chính sách triệt để cấm xe máy, bên kia khẳng định "không thể".
tin liên quan
Băn khoăn đề xuất cấm xe máyPGS-TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Hội đồng Tư vấn khoa học - kỹ thuật - môi trường thuộc Ủy ban MTTQ VN TP.HCM, dẫn số liệu cho thấy trong số người làm nghề tự do bằng xe 2, 3 bánh ở TP có 44% là người nhập cư, 43% là tỷ lệ tương ứng của những người buôn bán trên vỉa hè, 55% người nhập cư buôn bán lưu động. Khi di chuyển trong TP, những người làm nghề này không chỉ đơn thuần di chuyển con người của họ mà thường có nhu cầu kèm theo hàng hóa, phương tiện hành nghề. Với họ, khó có thể đi xe buýt khi loại phương tiện này bị giới hạn bởi các luồng tuyến định sẵn và hạn chế hàng hóa mang theo người cả về trọng lượng lẫn thể tích. Bên cạnh đó, loại xe buýt TP hiện nay đang sử dụng là bất hợp lý khi gần như 100% diện tích sàn xe được bố trí ghế, trong khi ở nội thành các nước công nghiệp phát triển, tỷ lệ này chỉ là 30%.
“Để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân tại TP.HCM ngay bây giờ là điều không thực hiện được vì nó vướng cả một hệ thống tổ chức, quản lý xã hội hiện nay và cái chính nữa là đặc thù kiếm sống mang tính cá thể của đa số cư dân trên địa bàn TP”, vị này khẳng định.
Chuyên gia giao thông Phạm Sanh thẳng thắn khẳng định: “Cấm là coi thường, là không tin vào dân. Không người dân nào muốn sử dụng một phương tiện ô nhiễm hay dễ gây tai nạn cả. TP cứ tính toán nhu cầu đi lại, hoàn chỉnh đô thị, quy hoạch, bất động sản, tạo niềm tin cho dân thì dân sẽ tự chọn ra phương án tốt cho cả dân và TP”.
|
Xe máy chiếm đường ít hơn ô tô
Đồng tình với chủ trương hạn chế xe cá nhân song song với thúc đẩy GTCC nhưng TS Huỳnh Thế Du, giảng viên Chính sách công - Trường ĐH Fulbright, cảnh báo: Nếu dựa trên quan điểm và đưa ra thông điệp cấm xe máy, chắc chắn TP sẽ “thua”.
tin liên quan
Hơn 62% người dân TP.HCM ủng hộ hạn chế xe máyTheo tính toán của ông Du, để thay thế được phương tiện cá nhân, TP cần tối thiểu 200 - 300 km đường sắt đô thị (metro), khoảng 5.000 - 8.000 xe buýt bao gồm cả xe buýt nhanh (BRT), chiếm khoảng 40 - 50% nhu cầu đi lại và dự báo khả năng cao đến 2030, TP chưa thể có hệ thống GTCC đồng bộ này. Như vậy nếu giảm xe máy, người dân sẽ có xu hướng chuyển sang sử dụng phương tiện khủng khiếp hơn về mặt giao thông, đó là ô tô.
“1 chiếc ô tô chiếm diện tích đường bằng 4 chiếc xe máy. Tăng thêm 1 triệu ô tô từ nay đến 2030 sẽ tương đương với thêm 4 triệu chiếc xe máy. TP.HCM sẽ biến thành bãi đậu xe khổng lồ như bài học từ Manila. Bài toán giao thông đô thị phải gắn liền với năng lực hiện hữu, hình thái đô thị và hình thái kinh tế. Nếu tách giao thông một cách cục bộ, đưa ra những thông điệp cực đoan thì có khả năng sẽ dẫn đến tình trạng tệ hơn rất nhiều so với điều đang tệ hiện tại”, ông Du cảnh báo.
TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông, vẫn giữ nguyên quan điểm sau nhiều năm phản đối cấm xe máy tại Hà Nội. Dẫn chứng các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philippines... người dân vẫn đi xe máy phổ biến và không cấm được xe máy, ông Thủy cho rằng, người dân có quyền đi phương tiện cá nhân nếu nhà nước không đủ điều kiện đáp ứng các phương tiện thay thế. "Vấn đề cần làm của Hà Nội là phát triển hệ thống GTCC đủ sức hút để người dân tự động bỏ xe máy, thay vì cấm bằng biện pháp hành chính. Khi phương tiện công cộng tốt lên người dân sẽ tự động lựa chọn.
Phe không ủng hộ cấm xe máy với những lý lẽ thuyết phục, xong những người ủng hộ chủ trương này cũng không thiếu cơ sở khoa học...
Bình luận (0)