Trước khi lên đường tham dự Thế vận hội Rio 2016, vận động viên (VĐV) điền kinh Nguyễn Thị Huyền giành 3 HCV SEA Games năm 2015 ở các nội dung 400m, 400m rào và tiếp sức 4x400m nữ, trong đó phá 2 kỷ lục SEA Games ở cự ly 400m và tiếp sức, đạt 2 chuẩn Olympic.
00 giờ 40 ngày mai 13.8 (giờ VN), VĐV Nguyễn Thành Ngưng tranh tài nội dung đi bộ 24km tại Olympic Brazil 2016, trước giờ thi đấu, 9X Đà Nẵng gửi riêng cho Thanh Niên bài chia sẻ cảm động. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Nhưng ít ai biết rằng, nếu chỉ xét về tố chất, Huyền không phải là lựa chọn số 1 trong kỳ vọng của huấn luyện viên (HLV). Chỉ có ý chí, quyết tâm vượt bậc và một chút may mắn mới giúp cô gái nhỏ làm nên những bước tiến dài đến vậy.
|
|
Sinh năm 1993 ở Ý Yên (Nam Định), cha mất sớm, chị gái bị mắc bệnh về thần kinh, Huyền sớm phải chia sẻ với mẹ trong vai trò trụ cột của gia đình. Nhà có mẫu ruộng, vào các dịp nghỉ, Huyền vẫn tranh thủ tối đa thời gian để giúp mẹ việc đồng áng - như cô từng tự hào thừa nhận: “Không có việc gì của con nhà nông mà tôi chưa từng làm”.
|
Trong muôn vàn khó khăn đến với cô gái nhỏ ở vùng quê nghèo Nam Định, có thể nói, thể thao đã là một điểm tựa cho Nguyễn Thị Huyền. Giao lưu với độc giả, Huyền từng chia sẻ: “Sau SEA Games năm 2015, nhờ thành tích cùng những nguồn động viên tinh thần và vật chất, tôi rất mừng vì đã có thể giúp cho cuộc sống của gia đình và bản thân được cải thiện rất nhiều. Trong đó, điều khiến tôi có thể toàn tâm toàn ý cho đường chạy chính là những thành quả của bản thân đã giúp cho mẹ đỡ phải lo lắng, vui vẻ hơn và khỏe mạnh hơn”.
Khó có thể quên những bước chạy rút đích mạnh mẽ tuyệt vời của cô gái nhỏ tại đấu trường thể thao lớn nhất Đông Nam Á. Bản thân HLV Vũ Ngọc Lợi, người phát hiện, tuyển chọn, đào tạo và huấn luyện giúp Huyền thành danh chia sẻ: “Về lý thuyết, trong mỗi thành công của VĐV môn điền kinh, 65% phụ thuộc vào tố chất bẩm sinh, còn lại 35% là do được huấn luyện, rèn luyện. Nhưng với Huyền, thực tế tỷ lệ này là 50:50”.
Phân tích kỹ hơn, vị huấn luyện nội hàng đầu của điền kinh Việt Nam nói: “Về tố chất, tôi xếp Huyền, Oanh (Nguyễn Thị Oanh – PV) sau Quách Thị Lan, Quách Công Lịch, kể cả vài VĐV chạy ngắn của TP.HCM. Nhắm đích ASIAD 2018, Huyền sẽ phải quyết chiến mới có thể giành HCV. Nếu có quy hoạch, tôi sẽ bố trí để Lan tập trung nội dung chạy 400m, cho Huyền chuyên tâm nội dung chạy 400m rào – như thế, cả hai đều sẽ “có cửa” giành vàng ASIAD năm 2018”.
Một năm qua, cô gái nhỏ đất Ý Yên (Nam Định) gặp muôn vàn khó khăn vì chấn thương, chưa kể những lùm xùm quanh chuyện tập luyện, học hành, sinh hoạt.
|
“Tôi bị chấn thương lưng, không thể thi đấu tại giải Singapore mở rộng. Nhưng hiện thời, tôi đang có thể trạng tương đối tốt và đã cho Olympic Rio 2016. Cũng có chút lo lắng vì đây là lần đầu tiên tôi được dự Olympic, nhưng tôi sẽ cố gắng cọ xát, học hỏi kinh nghiệm để cải thiện thành tích tốt hơn”, Huyền chia sẻ.
“Điền kinh là sự nghiệp và cuộc sống của tôi”
Nói về những lùm xùm không đáng có quanh chuyện tập luyện, thi đấu năm qua, Nguyễn Thị Huyền chia sẻ: “Việc tôi tham gia một số chương trình truyền hình hay chụp hình mẫu chỉ để trải nghiệm, trau dồi, học hỏi các kỹ năng khác trong cuộc sống. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là một ngôi sao hay có thể lấn sân sang showbiz. Với tôi, điền kinh mới là sự nghiệp và cuộc sống. Hiện nay, tôi đã đạt trạng thái ổn định tâm lý tốt, sẵn sàng cho đấu trường ở Rio – Brazil”.
|
Bình luận (0)