Chưa bao giờ "nợ" giáo án
Sinh ra trong một gia đình không có ai theo nghiệp thể thao. Bố là cán bộ khí tượng thủy văn khu vực đông bắc, mẹ là bác sĩ, Phan Thị Hà Thanh lại theo nghiệp thể thao như một con đường riêng.
8 giờ 50 đêm nay 13.8, vận động viên điền kinh xinh đẹp, tài năng Nguyễn Thị Huyền tranh tài ở nội dung 400m tại Olympic Rio 2016; tiếp đến 8 giờ tối 15.8, hot girl đường pitste tranh tài ở đường đua 400m vượt rào.
|
Sau 19 năm gắn bó với thể dục dụng cụ, Hà Thanh đã khẳng định được tên tuổi của mình trên cả đấu trường trong nước lẫn quốc tế, được mệnh danh là “nữ hoàng thể dục dụng cụ” nhờ bảng thành tích nổi bật và ngoại hình thu hút.
Hà Thanh từ nhỏ đã là một cô bé không ồn ào, ít nói và đặc biệt không bao giờ biết “nợ” giáo án. “Những phần tập luyện nặng nề, động tác khó như bài tập đè dèo – nỗi sợ hãi của bất cứ VĐV thể dục dụng cụ nào Hà Thanh không những hoàn thành mà còn làm rất tốt”, HLV Thanh Thúy nói.
|
Đến nay, “cặp đôi Thanh Thúy – Hà Thanh” vẫn gắn bó thân thiết với nhau, tình cảm cô trò như tình cảm ruột thịt. Hà Thanh hiện không chỉ là học trò mà còn là người hỗ trợ HLV Thanh Thúy dìu dắt các em nhỏ, thế hệ kế cận của môn thể dục dụng cụ tập luyện và phát triển sau này.
00 giờ 40 ngày mai 13.8 (giờ VN), VĐV Nguyễn Thành Ngưng tranh tài nội dung đi bộ 24km tại Olympic Brazil 2016, trước giờ thi đấu, 9X Đà Nẵng gửi riêng cho Thanh Niên bài chia sẻ cảm động. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
30 lần chấn thương
Tuổi đời chỉ mới 25 nhưng cô gái đất Cảng xinh đẹp Phan Thị Hà Thanh có 19 năm gắn bó với thể dục dụng cụ. Hiện 9X đang 'lập kỷ lục' với 30 lần dính chấn thương đủ loại nhưng Hà Thanh chưa bao giờ bỏ cuộc.
Các chấn thương của Thanh đều không nặng tới mức phải giải nghệ, hay đánh mất phong độ nặng nề. Thế nhưng, chính điều đó cũng khiến cô phải trả giá đắt vì luôn phải bất chấp chấn thương để tập luyện, thi đấu vì thành tích thay vì tập trung điều trị dứt điểm.
Vòng loại Olympic chính là cuộc mạo hiểm của Thanh khi phải tranh tài với cái đấu gối hãy còn bị sưng phù tủy xương, dãn dây chằng, tràn dịch. Dù đã tiêm thuốc giảm đau liều cao, bịt kín đầu gối bằng băng gạc song trong mỗi động tác gắng sức, Thanh vẫn đau nhói đến tận óc và rụt cả cổ.
|
Phải bằng ý chí thép, chị mới hoàn thành 5 bài thi với kết quả tốt để đoạt suất chính thức tới Brazil, dù thực tế mới chỉ thể hiện được chưa nổi 70% khả năng vốn có. Đây là chấn thương tái phát ngay trước thềm SEA Games và ngày càng nặng khi Thanh cắn răng đoạt 3 HCV. Sau đó, Thanh quyết định tạm không phẫu thuật để giải quyết triệt để vì có thể ảnh hưởng đến mục tiêu Olympic do cần phải mất ít nhất 6-8 tháng tĩnh dưỡng.
'Khi chỉ còn tôi với vận động viên chủ nhà tranh chiếc huy chương vàng, mọi thứ dồn nén vào viên cuối cùng. Lúc này hoặc sống hoặc chết. Mà muốn sống thì phải bình tĩnh để nuôi năng lượng nội tại...', xạ thủ Hoàng Xuân Vinh kể.
Ở kỳ Olympic thứ hai của mình, Hà Thanh gần như sẽ lại phải gồng mình gắng sức thi đấu, trong những cơn đau nhức, đặc biệt từ cái đầu gối chưa bao giờ lành lặn. Như thừa nhận của cựu binh sinh năm 1991, thể lực và chất lượng bài thi của Thanh giờ khó có thể so được với 4 năm trước, thời điểm mình từng đoạt cả HCĐ thế giới.
Tuy nhiên, tất cả hoàn toàn có thể bù lại bởi một bản lĩnh cao cường, gắn với kinh nghiệm dày dạn. Thanh tự tin sẽ vượt qua thành tích của kỳ Đại hội 4 năm trước, khi mà cao nhất cũng chỉ đứng hạng 10. Một tấm huy chương tại Olympic sẽ là một thử thách quá lớn, song việc lọt vào tới chung kết, tương ứng với Top 8, cụ thể ở đơn môn sở trường nhảy chống với Thanh hoàn toàn khả thi.
Bình luận (0)