Tại sao đang nóng nực, ngâm mình vào nước lạnh đột ngột có thể tử vong?

Thiên Lan
Thiên Lan
09/09/2019 00:32 GMT+7

Một số hoạt động có vẻ an toàn nhưng có thể gây nhồi máu cơ tim, nguy hiểm đến tính mạng.

Ai cũng biết rằng làm lạnh đột ngột có thể làm tăng đáng kể nguy cơ nhồi máu cơ tim, cho dù một người có khỏe mạnh đến đâu, theo Express.

Nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi lưu lượng máu đến một vị trí nào đó của cơ tim bị ngắt đột ngột.
Khi lên cơn nhồi máu cơ tim, cần được cấp cứu ngay lập tức, chỉ cần chậm một chút cũng có thể làm mất cơ hội sống sót của người bệnh.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh lý học, tiết lộ rằng việc ngâm mình vào nước lạnh đột ngột, không dành thời gian cho cơ thể thích nghi, có thể gây ra nhịp tim bất thường, có thể dẫn đến tử vong, theo Express.
Để giúp mọi người hiểu rõ hơn lý do tại sao, các nhà khoa học, từ Đại học Portsmouth và Kings College London (Anh), đã giải thích cách “phản ứng sốc lạnh” của cơ thể, làm tăng nhịp tim và gây ra tình trạng thở gấp hay thở quá nhanh. Tình trạng này - với lượng CO2 trong phổi quá nhiều, có thể xung đột với “phản ứng lặn” khi ngụp đầu trong nước, vì “phản ứng lặn” cần duy trì lượng ô xy trong phổi.
Thông thường những phản ứng này không được kích hoạt cùng một lúc, nhưng việc đột ngột ngâm mình vào nước lạnh có thể kích hoạt cả hai và gây ra hiện tượng “xung đột tự trị”, gây ra nhịp tim bất thường, đôi khi dẫn đến cái chết đột ngột.
Các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo nghiêm túc về việc đột ngột ngâm mình vào nước lạnh sẽ làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, theo Express.
Giáo sư Mike Tipton, từ đại học Portsmouth (Anh), cho rằng việc ngâm mình đột ngột vào nước lạnh nên được thực hiện một cách thận trọng.
Ông nói: Khi đang nóng nực, nếu đột ngột ngâm mình vào nước lạnh sẽ rất nguy hiểm. Các phản ứng của cơ thể với việc ngâm mình trong nước lạnh rất nghiêm trọng, không thể kiểm soát và có thể dẫn các vấn đề về tim trong vài giây.
Giáo sư Tipton và giáo sư Mike Shattock, Đại học King, London (Anh), tiết lộ rằng việc làm lạnh cơ thể đột ngột gợi lên phản ứng sốc lạnh, sự thay đổi nhiệt độ cơ thể càng nhanh thì phản ứng càng lớn.
Giáo sư Tipton cho biết: Những người muốn ngâm mình vào nước lạnh nên từ từ chậm rãi và có kiểm soát để giảm thiểu những phản ứng nguy hiểm.
Nhiều trường hợp nhồi máu cơ tim do đột ngột ngâm mình vào nước lạnh có xu hướng ít được chú ý vì các rối loạn điện tim là không thể phát hiện được sau khi chết, bác sĩ cho biết.
Giáo sư Shattock cho biết: Những sự bất thường về nhịp tim xảy ra khá thường xuyên khi ngâm mình vào nước lạnh.
Tuy nhiên tình trạng này chỉ có thể gây tử vong khi đang mắc bệnh tim mạch hoặc bị bệnh tim to hay bệnh cơ tim phì đại, khi thành tâm thất dày lên, khiến tim to lên và các tâm thất trở nên nhỏ lại làm trở ngại hoạt động của tim. Bệnh này có nguy cơ cao bị đông máu, rối loạn nhịp tim và tim ngừng đập bất chợt, có thể dẫn đến đột tử.

Cần có thời gian để làm quen với nước lạnh

Các nhà khoa học khuyên nên tiếp xúc với nước lạnh từ từ và chậm, cần có thời gian để làm quen với nước lạnh.
Không tắm ngay khi đang nóng bức, mà bên rửa tay chân trước. Khi cảm thấy thân nhiệt dịu dần mới bắt đầu rửa mặt giúp cơ thể hạ nhiệt đều rồi hãy tắm, theo MSN.
Không nên tắm nước quá lạnh, tốt nhất nên tắm với nước khoảng 20 - 25 độ C.
Không tắm quá khuya hay sau khi ăn no, sau khi uống rượu bia. Sau khi vận động, cơ thể đang nóng, cũng không nên tắm ngay.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.