Tại sao nhiều người vẫn cứ tin dù thông tin đã lạc hậu, sai lầm?

Tạ Ban
Tạ Ban
23/11/2019 04:25 GMT+7

Bất kể bao nhiêu nghiên cứu, thông tin khoa học mới chứng minh điều ngược lại với kiến thức từng có, bạn vẫn “trung thành” với niềm tin cũ. Ấy là cớ làm sao?

Thư viện trong tâm trí của bạn là một thiên đường các sự kiện chính xác và được cập nhật đầy đủ hay giữ cả những sự nhầm lẫn, những điều lầm tưởng? Có lẽ ai cũng có cả hai điều đó. Sẽ là điều tự nhiên nếu chúng ta cập nhật niềm tin của mình phù hợp với những bằng chứng khoa học mới nhất và vững vàng nhất. Nhưng sao có lúc ta cứ khư khư quan điểm cũ dù quan điểm ấy đã bị các công trình nghiên cứu chính xác hơn lật đổ?
Nhà tâm lý học Rhi Willmot viện dẫn nghiên cứu từ Tạp chí Tâm lý học người tiêu dùng của Anne Hamby và các đồng nghiệp để giải thích tại sao đôi khi ta giữ niềm tin mù quáng vào những thông tin đã lạc hậu và sai lầm, theo bps.
Thông qua 3 nghiên cứu nhánh trong nghiên cứu tổng thể của nhóm, Anne Hamby và các đồng nghiệp cho rằng khả năng chúng ta tiếp tục tin vào nghiên cứu lỗi thời phụ thuộc vào việc nó có giúp chúng ta hiểu cấu trúc nguyên nhân và kết quả của một sự kiện hay không, theo bps. Điều quan trọng là chúng ta muốn có một sự hiểu biết đầy đủ về lý do tại sao mọi thứ xảy ra hơn là sự chính xác nhưng ít hoàn thiện hơn.
Nói cách khác, như Rhi Willmot viết trên bps, chúng ta có thành kiến chung về việc tạo ra một bức tranh tinh thần hoàn chỉnh về một sự kiện, chứ không phải là một sự thật chính xác nhưng thiếu một lời giải thích nhân quả. Cụ thể, thông tin (mà sau này chúng ta phát hiện ra là sai) rất khó bỏ nếu nó giúp giải thích cặn kẽ vấn đề. Khi thông tin hỗ trợ sự hiểu biết của chúng ta về hướng nhìn theo nguyên nhân kết quả thì nó đặc biệt dính chặt trong niềm tin, ngay cả khi chúng ta được bảo rằng đó không phải sự thật.
Tuy nhiên, Hamby và các đồng nghiệp cũng chỉ ra sự thiên vị này có thể được khắc phục khi chúng ta nhận ra rằng việc ưu tiên độ chính xác hơn mức độ hoàn thiện sẽ giúp chúng ta trong tương lai, hoặc khi sự đính chính, rút lại thông tin sai lầm đưa ra một lời giải thích khác theo cấu trúc nguyên nhân hệ quả, theo bps.
Nói chung, nghiên cứu này làm cho chúng ta nhận thức rõ hơn về các “vết nứt trên áo giáp tinh thần” của chúng ta. Từ đó, chúng ta ý thức được lỗ hổng này để bảo vệ thư viện tri thức của bản thân tốt hơn, cũng như xem xét và có thái độ đúng đắn khi các nghiên cứu, thông tin mới đạp đổ những kiến thức cũ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.