Những hình ảnh xấu xí vẫn đang diễn ra hằng ngày. Ai đó vô tư ngồi một mình 2 chỗ và ngáy to trên xe buýt; hôi của; không xin lỗi khi mắc sai lầm; tỏ vẻ khinh thường không thèm nhìn mặt người đối diện… tất nhiên khiến cho người trực tiếp đón nhận cách cư xử thô lỗ khó chịu.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Tâm lý học ứng dụng phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với sự thô lỗ hoạt động giống như một bệnh truyền nhiễm. Nó lây nhiễm năng lượng xấu vào tâm trạng và làm giảm năng suất lao động của chúng ta, theo TL.
BPS Research Digest giải thích, chúng ta vô thức nắm bắt những khoảnh khắc sống không tử tế này. Và ngay cả khi sự thô lỗ không xảy ra trực tiếp với chúng ta thì chứng kiến thôi cũng vẫn ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta suốt cả ngày như thể chúng ta là người nhận nó vậy.
Nói tóm lại, nghiên cứu đã chứng minh, bạn sống lỗi không chỉ ảnh hưởng đến người bạn chủ ý xúc phạm mà ai chứng kiến khoảnh khắc ấy cũng sẽ bị tác động.
Ngoài ra, sự nhạy cảm của chúng ta đối với sự thô lỗ được hỗ trợ bởi nghiên cứu trước đó cho thấy nó có thể tàn phá khả năng làm việc. Trong một nghiên cứu, các bác sĩ và y tá phải nghe những lời dè bỉu về năng lực của họ thì họ có nhiều khả năng mắc sai lầm nghiêm trọng sẽ dẫn đến chẩn đoán sai, theo TL.
Vậy làm sao để thoát khỏi sự chi phối và tác động tiêu cực của những cảnh chướng tai gai mắt, hành vi thiếu văn minh, không tử tế?
Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng ta có thể xây dựng khả năng miễn dịch bằng cách bảo vệ niềm tin của chúng ta. Họ thấy rằng người có mức độ tự trọng cao hơn đã được miễn nhiễm khỏi sự thao túng ấy. Hãy chú ý đến hành xử, đừng vội buông lời cay đắng hay có những hành động thô lỗ, xấu xí làm người khác chịu trận chung.
Bình luận (0)