• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Tăng cân giảm sức khỏe của con

10/08/2015 08:03 GMT+7

Thay vì “cầu cứu” đến thuốc tăng cân, các bậc phụ huynh nên chú trọng chế độ dinh dưỡng hợp lý và cho trẻ vận động nhiều hơn.
Q. Nhiều chị than rằng dù đã làm đủ cách nhưng tình trạng cân nặng của con vẫn không cải thiện. Có nên cho bé uống thuốc bổ trợ tăng cân không?
A. Đa số thuốc tăng cân hiện nay núp bóng dưới dạng thuốc bổ hay thực phẩm chức năng. Người tiêu dùng cần thận trọng với các loại thuốc được quảng cáo là làm tăng cân nhanh chóng, cảnh giác với các loại thuốc không rõ bao bì, tem mác. Có thể trong các loại thuốc tăng cân có chứa một vài thành phần gây phản ứng phụ nguy hiểm cho sức khỏe, chẳng hạn như corticoid, cyroheptadine... Nếu dùng lâu dài có thể gây phù thủng, loét dạ dày, loãng xương, lao phổi, co giật, tăng áp lực nội sọ, ảo giác, tăng nhãn áp... Sau khi uống, nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng: ngủ nhiều, lừ đừ, đói bụng liên tục, thèm ăn một cách khác thường, trọng lượng cơ thể tăng nhanh, có cảm giác nặng nề toàn thân cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Cơ thể trẻ nhỏ chỉ có thể mập lên khi năng lượng hấp thu vào cơ thể mỗi ngày nhiều hơn năng lượng tiêu thụ trong ngày. Ngoài ra, việc tăng cân còn tùy thuộc vào việc cơ thể có hấp thu hết năng lượng của loại thực phẩm hay không. Quá trình này cần phải được thực hiện từ từ chứ không thể ồ ạt trong một thời gian ngắn.

37-SK-chuyengiadd 160615-1


Q. Tại sao khi dùng thuốc thì bé lên cân nhanh, nhưng khi dừng thuốc cân nặng lại trở về ban đầu?
A. Những loại thuốc tăng cân nhanh thường hay giữ nước, vì vậy mới có trường hợp trẻ trông tròn trịa hơn so với lúc chưa dùng thuốc. Muốn biết thực hư thuốc ấy có tốt hay không cần có sự kiểm nghiệm, xác minh của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Khi bạn muốn sử dụng thuốc cho con dù là thuốc điều trị hay thuốc bổ cũng đều cần có sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Cảnh tỉnh không nên nghe theo trào lưu, theo những người không có trình độ chuyên môn. Tự mua thuốc cho con uống theo bản năng sẽ dẫn đến hậu quả khó lường trước.
Bác sĩ Lưu Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM

Q. Nhiều mẹ thường ninh xương nhừ để lấy nước nấu canh, nấu cháo cho con ăn nhằm tăng cân. Liệu rằng có nên không?
A. Thật là sai lầm khi nghĩ rằng nước xương hầm đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng phải đảm bảo 4 nhóm chất cơ bản: bột, đường, đạm, xơ. Khi chế biến món ăn cho trẻ nên chú ý xắt nhuyễn, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của bé. Muốn bé tăng cân phát triển đều, bạn có thể cho bé ăn 5 - 6 bữa/ngày. Cho bé ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Thay vì đau đầu lựa chọn các loại thuốc tăng cân cho trẻ em, các bậc cha mẹ nên chú trọng thay đổi chế độ dinh dưỡng tăng cân thường ngày của bé. Khi bé đến tuổi ăn dặm, mẹ nên nấu bột/cháo của bé đặc thêm một chút. Tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của bé. Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ. Bên cạnh đó, bạn nên cho bé tập những hoạt động thể lực vừa với độ tuổi như: giúp bé đi bộ, nằm trên giường và cho chân tay hoạt động. Khi tham gia các hoạt động thể lực này, bé sẽ cảm thấy đói và cần nhiều năng lượng hơn, vì thế bé cũng sẽ ăn nhiều hơn. Nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng chậm tăng cân của bé. Chỉ khi tìm ra nguyên nhân chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng thuốc điều trị và tăng cường lượng calo nạp vào cơ thể bé.
Bác sĩ Ngọc Diệp - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng TP.HCM

BÀI: TRẦN LỆ THỦY

 

 

Top
Top