• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Tăng cân - nỗi ám ảnh của phụ nữ ngày nay

22/03/2017 09:13 GMT+7

Người béo phì thường có tâm lý tự ti, mặc cảm với ngoại hình nên luôn tìm kiếm các giải pháp giảm cân nhằm lấy lại vóc dáng. Tuy nhiên, làm sao giảm cân hiệu quả, an toàn để có sức khỏe tốt là điều băn khoăn của không ít người khi chẳng may “lọt” vào danh sách có số đo “quá khổ” này .

Bài: TS.BS Nguyễn Thị Minh Kiều - Hội Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh.

 

Theo kết quả sơ bộ cuộc điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia về tình hình thừa cân, béo phì ở nước ta gần đây, đã có 16,8% người từ 25 - 64 tuổi thừa cân, béo phì theo tiêu chuẩn châu Á. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ béo phì, thừa cân ở Việt Nam gia tăng theo tuổi: 2/3 số người thừa cân, béo phì từ 45 tuổi trở lên, 1/3 còn lại từ 25 - 45 tuổi. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở thành thị, với số lượng người thừa cân, béo phì cao gấp 3 lần ở nông thôn.

shutterstock 125533850B

Nguyên nhân của tăng cân

Béo phì là do mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao. Năng lượng đưa vào nhiều hơn tiêu hao sẽ tích lũy trong cơ thể dưới dạng mô mỡ gây ra tăng cân, sau đó thừa cân và dẫn đến béo phì. Những yếu tố gây nên sự mất cân bằng này gồm có: chế độ ăn hàng ngày thừa năng lượng, các hoạt động thể lực bị hạn chế do nghề nghiệp, các thói quen ăn uống cá nhân (ăn vặt, ăn đêm, ít vận động) và khả năng kiểm soát năng lượng đưa vào của bản thân bị hạn chế. Những người dễ bị thừa cân thường do làm việc tĩnh tại, ít hoạt động thể lực, thời gian xem tivi, chơi điện tử và đọc sách, báo nhiều. Hoặc đó là những người có thói quen dùng các thức ăn có năng lượng cao (như thức ăn chiên, quay, béo, ngọt, nếp, bột mì...). Phụ nữ sau sinh, đặc biệt không cho con bú sữa mẹ hay người đang lao động nặng, tập luyện mạnh nhưng trở nên ít vận động và cả người bước vào độ tuổi trung niên cũng dễ bị béo phì.

 

Weight-Loss-Plateau

 

Tác hại và nguy cơ

Việc thừa cân không chỉ làm giảm chất lượng sống do bệnh tật (nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư vú…) mà còn gây tác động đến tâm lý, đặc biệt đối với phái nữ, rất dễ mặc cảm và tự ti trong giao tiếp, khó hòa nhập cộng đồng, giảm các cơ hội thành công trong công việc...

Hai nguy cơ rõ rệt ở người béo phì:

Tỷ lệ bệnh tật cao: Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mãn tính không lây như bệnh mạch vành, đái đường không phụ thuộc insulin, sỏi mật. Ở phụ nữ mãn kinh, các nguy cơ ung thư túi mật, ung thư vú và tử cung tăng lên ở những người béo phì, còn ở nam giới béo phì, bệnh ung thư thận và tuyến tiền liệt hay gặp hơn. Tỷ lệ tử vong cũng cao hơn, nhất là trong các bệnh kể trên.

 

Các biện pháp  giảm cân

Hiện có nhiều lựa chọn trong các phương pháp giảm cân, chẳng hạn như: thuốc giảm cân, thực chất là sử dụng cơ chế tác động lên hệ thần kinh và cơ chế ngăn hấp thu gây cảm giác no giả, giảm cảm giác đói, chứ không hề có bất kỳ thành phần nào trực tiếp tác động lên lượng cân thừa. Ngoài a, còn có một số loại thuốc cho hiệu quả giảm cân “nhờ” gây rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy), dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Người dùng không nên “trông cậy” vào tác dụng “thần kỳ” của thuốc giảm cân, vì trên thực tế, không có bất kỳ trường hợp nào thành công bằng uống thuốc đơn thuần mà không kết hợp với chế độ ăn kiêng và luyện tập thể lực.

 

exercise-outside-woman-stock-today-150427-tease 72497df9c4ab67a1d1a016b22206a5af

 

Khoa học hiện nay đã cho phép ngành y khoa thẩm mỹ thực hiện phẫu thuật rút các mô mỡ thừa tại hông, mông, đùi, cánh tay và cằm. Tuy nhiên, sau khi hút mỡ xong, không tập thể dục và ăn uống điều độ, chỉ sau một thời gian ngắn đâu lại vào đấy”. Điều đáng nói hơn, việc hút mỡ có thể khiến người thực hiện đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng.

Massage xông hơi và quấn nóng tại các spa hay thẩm mỹ viện cũng được áp dụng cho việc giảm cân. Cơ chế của việc quấn nóng và xông hơi là làm tăng thân nhiệt khiến cơ thể tiết ra mồ hôi và gây thất thoát nước. Có thể chỉ sau vài giờ, trọng lượng cơ thể đã giảm được 1 - 2kg, nhưng khi uống nước, trọng lượng cơ thể sẽ tăng lại như cũ, thậm chí vượt chỉ số trọng lượng ban đầu do sự giãn nở của các mô được tiếp nhận nước trong tình trạng thiếu hụt.

Giảm cân tự nhiên là phương pháp thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày như: ăn nhiều rau quả, cá, tiết chế mỡ, thịt và các thực phẩm giàu đạm. Đây là phương pháp lành mạnh nếu kết hợp với vận động và luyện tập thể dục thể thao thì sẽ mang lại hiệu quả ổn định và an toàn. 

 

medically supervised weight loss

 

Phòng chống béo phì

-> Thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý và hoạt động thể lực đúng mức để duy trì cân nặng ổn định ở người trưởng thành, đó là nguyên tắc cần thiết để tránh béo phì. Các biện pháp cụ thể: Chế độ ăn năng lượng (calorie), đủ đạm, vitamin và khoáng chất hạn chế.

-> Luyện tập ở môi trường thoáng. Xây dựng nếp sống năng động, tăng cường hoạt động thể lực. Chế độ ăn cho người béo phì:

-> Giảm năng lượng của khẩu phần ăn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300 kcal so với khẩu phần ăn trước đó cho đến khi đạt năng lượng tương ứng đến mức BMI. (Body Mass Index) là chỉ số cơ thể được các bác sỹ và chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì hay quá gầy.

BMI từ 25-29,9 thì năng lượng đưa vào một ngày là 1500 kcal

BMI từ 30-34,9 thì năng lượng đưa vào một ngày là 1200 kcal

BMI từ 35-39,9 thì năng lượng đưa vào một ngày là 1000 kcal

BMI ≥ 40 thì năng lượng đưa vào một ngày là 800 kcal

Trong đó tỉ lệ năng lượng giữa các chất là 15-16% protein, 12-13% lipid, 71-72% glucid.

-> Ăn ít chất béo, bột

-> Đủ chất đạm, vitamin, muối khoáng. Cần bổ sung viên đa vitamin và vi lượng tổng hợp

-> Tăng cường rau và hoa quả

-> Muối: 6 g/ngày; nếu có tăng huyết áp thì chỉ cho 2 - 4 g/ngày

-> Tạo thói quen ăn uống theo đúng chế độ

Top
Top