Tham dự hội nghị còn có Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng nhiều lãnh đạo các bộ ngành, lãnh đạo các tỉnh, thành: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, Bình Phước...
Đề nghị các địa phương kiến nghị cơ chếđể bứt phá
tin liên quan
Xây 'bệ phóng' để doanh nghiệp tư nhân bứt pháTheo Thủ tướng, Vùng KTTĐ phía nam có vai trò, vị trí hết sức đặc biệt trong việc phát triển KT-XH, có hạ tầng phát triển đồng bộ so với các vùng khác, nhất là TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương... Nơi phát triển công nghệ cao bậc nhất, công nghệ thông tin, logistics... Vùng KTTĐ phía nam đã liên kết với nhau, hội tụ các điều kiện để phát triển nhanh và không thể không nhắc đến đây là trung tâm phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Trong năm 2018, vùng đã hoàn thành căn bản các mục tiêu nhiệm vụ, dù có nhiều khó khăn đóng góp ngân sách mà Quốc hội giao.
“Tôi đề nghị các địa phương nêu mục tiêu phát triển KT-XH ở địa phương mình, có khả năng hoàn thành hay không; nêu những vướng mắc, kiến nghị, sửa đổi, nhất là những hạn chế, yếu kém, rút ra kinh nghiệm để bứt phá, vượt qua khó khăn hiện tại. Thảo luận các giải pháp trong thời gian tới, trong đó tập trung đưa ra đề xuất giải pháp với Chính phủ, T.Ư, nêu cơ chế chính sách đầu tư, tài chính để tạo điều kiện Vùng KTTĐ phía nam bứt phá; kiến nghị thể chế, cơ chế để nâng cao hiệu quả liên kết vùng tốt hơn. Phải có sự liên kết, phối hợp giữa TP.HCM và vùng để phát triển tốt hơn”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gợi mở.
|
Vùng động lực đang chậm dần
Báo cáo của Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng tại hội nghị cho biết, quy mô GRDP Vùng KTTĐ phía nam chiếm trên 45% GDP cả nước, 42% tổng thu ngân sách cả nước, trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Vùng KTTĐ phía nam được quy hoạch là vùng kinh tế động lực đầu tàu, trung tâm kinh tế thương mại, văn hóa, đào tạo y tế, nghiên cứu khoa học chất lượng cao của cả nước và khu vực. Trong đó hạt nhân là TP.HCM là trung tâm dịch vụ tầm cỡ khu vực Đông Nam Á về tài chính, thương mại, du lịch giao lưu quốc tế, đi đầu trong hội nhập, mở rộng giao thương, hợp tác kinh tế trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, quý 1/2019 tình hình KT-XH toàn vùng đạt kết quả khả quan, trong đó TP.HCM có tốc độ tăng GRDP đạt 7,64%, tương đương cùng kỳ, cao hơn tốc độ tăng trưởng GRDP của TP.Hà Nội (6,99%) và cao hơn bình quân chung cả nước 6,79%.
|
Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế bắt đầu có xu hướng chậm dần, tỷ trọng hai ngành mũi nhọn của vùng so với cả nước giảm dần theo từng năm. Trong công nghiệp chưa có thêm sản phẩm có hàm lượng chất xám, kỹ thuật cao. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy trong 35 sản phẩm chủ yếu của vùng thì có tới 28 sản phẩm truyền thống, giá trị gia tăng thấp, tỷ lệ gia công còn cao… Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) các địa phương trong vùng chưa cao.
Chất lượng nguồn nhân lực tuy được cải thiện nhưng vẫn còn chậm trước thách thức của cuộc cách mạng 4.0. Vùng KTTĐ phía nam là vùng có tỷ lệ nhập cư cao nhất, gây ra tình trạng quá tải của hệ thống hạ tầng, nguy cơ ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tình trạng ngập úng, kẹt xe tại các thành phố lớn…
Bình luận (0)