|
Các tàu này chủ yếu là loại tàu nhỏ, dành nhiều diện tích để cất giữ sản phẩm đánh bắt bằng phương pháp ướp đá lạnh - phơi khô và hầu như không có hầm lạnh. Ngư dân trên tàu ăn ở tạm bợ, tận dụng từ nóc cabin lái cho đến mặt boong để sinh hoạt. Hầu hết các tàu này không treo cờ nhận dạng quốc gia, nhưng theo những ngư dân Việt Nam chuyên hoạt động ở khu vực Trường Sa thì đó là những tàu cá của Philippines, Indonesia…
Tuy nhiên, dễ nhận biết nhất là các tàu đánh cá của Trung Quốc, bởi các tàu này rất lớn, trang bị hệ thống cẩu chuyên dụng và ban đêm bật các loại đèn công suất lớn, thu hút thủy sản, đánh bắt ban đêm. Các nhóm đánh bắt thủy sản của Trung Quốc có: 1 tàu lớn (gọi là tàu mẹ) vừa đảm nhiệm chức năng hậu cần (cung cấp xăng dầu, nước ngọt, lương thực - thực phẩm, sơ chế, bảo quản...) vừa là nơi chỉ huy các thuyền nhỏ đánh bắt. Đến các ngư trường thuận lợi, tàu mẹ sẽ cẩu thuyền đánh cá nhỏ (trang bị động cơ) hạ xuống nước, cho các thuyền hoạt động, cuối ngày cuối buổi lại cẩu xuồng đặt lên trên boong (hoặc kéo đằng sau tàu) cho ngư dân nghỉ ngơi-ăn uống và di chuyển đến ngư trường-địa bàn thuận lợi khác, trong nhiều tháng trời...
Gặp những tàu nước ngoài đánh cá ở khu vực Trường Sa thế này, các tàu Việt Nam đều tuyên truyền nhắc nhở và xua đuổi bằng nhiều biện pháp.
Dưới đây là hình ảnh các tàu cá nước ngoài khai thác thủy sản ở Trường Sa, do phóng viên Thanh Niên Online ghi nhận được trong một số chuyến công tác gần đây.
|
Mai Thanh Hải
(thực hiện)
>> Giữ Trường Sa trước tham vọng bá quyền - Kỳ 5: Quyết tử
>> Giữ Trường Sa trước tham vọng bá quyền - Kỳ 4: Những cuộc đối đầu căng thẳng
>> Giữ Trường Sa trước tham vọng bá quyền - Kỳ 3: An Bang, Thuyền Chài giữa vòng vây
>> Giữ Trường Sa trước tham vọng bá quyền - Kỳ 2: Chạm trán
>> Giữ Trường Sa trước tham vọng bá quyền
Bình luận (0)