Cảng cá Cửa Sót được xây dựng vào năm 2002 với tổng vốn đầu tư 46 tỉ đồng. Hằng ngày, có khoảng 200 tàu cá công suất từ 20 CV đến trên 400 CV của ngư dân trong và ngoài tỉnh vào cảng xả hàng và tiếp nhiên liệu. Cảng cũng là nơi trú bão an toàn cho hàng nghìn tàu thuyền của ngư dân.
Từ năm 2013, khu vực trước cảng cá thuộc vũng quay tàu bị bùn cát bồi lắng, luồng lạch bị bồi lấp, ảnh hưởng đến việc ra vào cảng của tàu thuyền. Ông Trần Xuân Sinh (43 tuổi, ngụ tại xã Thạch Bằng, H.Lộc Hà) cho biết, các tàu cá công suất trên 300 CV liên tục bị gãy chân vịt và bánh lái khi ra vào cảng. Hiện các tàu lớn phải tìm các cảng khác neo đậu.
“Mỗi chuyến ra khơi trở về, con tàu vỏ sắt công suất 829 CV của gia đình phải neo đậu cách cảng khoảng 2 -3 km, nếu muốn vào cảng chỉ còn cách chờ thủy triều đạt đỉnh. Có nhiều chuyến biển tàu phải chờ từ sáng đến chiều tối mới vào được cảng”, ông Sinh nói.
Theo ông Bùi Tuấn Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh, khu nước trước cảng cá là vị trí cửa sông đổ ra biển nên bị bùn cát bồi lắng với khối lượng khoảng 100.000 m3/năm, tạo thành bãi bồi rộng lớn. Từ năm 2013 đến nay đã có gần 200 tàu thuyền bị gãy chân vịt và bánh lái, nhiều tàu cong vênh do mắc cạn. Các tàu cá thường cập cảng trễ nên hải sản khai thác được bị giảm chất lượng, thiệt hại không nhỏ về kinh tế.
“Chúng tôi đã trình UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt phương án nạo vét duy tu hàng năm khu nước trước cảng cá Cửa Sót”, ông Sơn nói.
tin liên quan
Ngư dân bất lực nhìn cảng cá bị bồi lấpNhiều năm qua, cửa luồng vào cảng cá Ngọc Hải (P.Ngọc Hải, Q.Đồ Sơn, TP.Hải Phòng) bị bồi lắng khiến nhiều tàu cá mắc cạn, chìm, đắm...
“Kết quả kiểm tra và thẩm định cho thấy, vị trí và các giải pháp kỹ thuật nạo vét khơi thông luồng lạch kết hợp với tận thu sản phẩm là phù hợp. Giá trị dự toán phương án này khoảng hơn 41 tỉ đồng, huy động từ nguồn xã hội hóa. Chúng tôi đã trình UBND tỉnh và đang chờ phê duyệt để tổ chúc thực hiện”, ông Nhân nói.
Bình luận (0)