Từ nhiều yếu tố thực tế cũng như sức ép thời gian, cả hai bên phải sớm định hướng rõ ràng hơn cho chiến lược của mình. Với Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tuyên bố nếu không có một số tiến bộ cụ thể với Mỹ, thì Bình Nhưỡng sẽ có cách thức mới. Cụ thể là Triều Tiên có thể tiến hành các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa, đồng thời tăng cường quan hệ với Nga và Trung Quốc để nhận được các thỏa thuận hỗ trợ giữa sức ép trừng phạt.
Còn với Mỹ, trong bối cảnh đối mặt nhiều áp lực nội bộ như các cuộc điều tra và luận tội, Tổng thống Donald Trump đang cần có một thỏa thuận mang tính lịch sử để tạo ra thành tựu về đối ngoại. Thỏa thuận với Bình Nhưỡng về vấn đề hạt nhân chính là một chọn lựa hoàn hảo cho điều đó. Nếu đạt được, ông Trump sẽ rộng đường hơn trong cuộc tranh cử tổng thống nhiệm kỳ tới.
Nhưng một vấn đề đặt ra là hai bên có thể tìm được tiếng nói chung hay không, khi cả hai đều đưa ra quá nhiều điều kiện cho đối phương, bởi không bên nào muốn bị cho là “lép vế”. Đây chính là một thách thức lớn cho một thỏa thuận Mỹ - Triều.
Bình luận (0)