Mới đây CLB Sapporo Consadole vừa cấp cho Chanathip Songkrasin bản hợp đồng mới với mức lương tăng thêm 40.000 USD mỗi tháng.
Tổng lương của Chanathip được giữ kín. Nhưng có thông tin cho rằng trước đó anh nhận 8 triệu bath (khoảng 5,5 tỉ đồng) và nay lên đến 333.000 USD (khoảng 7,5 tỉ đồng) năm 2018.
Đó là phần thưởng cho cống hiến của chàng trai được mệnh danh là “Messi Thái Lan” sau màn ra mắt ấn tượng, giúp Sapporo Consadole từ chỗ có nguy cơ xuống hạng lên xếp hạng 11, cao nhất trong lịch sử CLB tại J-League 1.
Cũng nói thêm, không phải vô cớ SCG Muangthong United chỉ cho Chanathip sang Nhật vào giai đoạn 2.
tin liên quan
Xem tuyển Thái Lan, buồn cho Việt NamĐó là tâm trạng chung của những người yêu bóng đá nước nhà sau khi xem các trận đấu tại vòng loại World Cup 2018 và Asian Cup 2019.
“Người Thái tính rất kỹ. Họ muốn Chanathip chơi giai đoạn 1 tại Thai League và chỉ cho anh đi vào giữa mùa. Khi đó tại Nhật Bản đang là mùa Hè, trời khá ấm và dễ thích nghi.
Nếu Chanathip đi vào đầu mùa bóng thì ngoài ăn uống, ngôn ngữ, Chanathip còn phải thích nghi với điều kiện khí hậu giá lạnh.
Đó là điều không dễ dàng cho người quen sống ở môi trường nóng ẩm nhiệt đới như các cầu thủ Thái Lan hoặc Việt Nam. Công Phượng từng gặp khó khăn đó”, anh Huỳnh Trí Thiện, nhà quản trị thể thao am hiểu bóng đá Thái Lan, cho biết.
|
Anh Huỳnh Trí Thiện là một trong những nhà quản trị thể thao trẻ đang rất tích cực làm cầu nối cho mối quan hệ hợp tác giữa bóng đá Việt Nam và Thái Lan.
Mới nhất, anh góp công lớn trong cái bắt tay giữa CLB Hà Nội và tập đoàn SCG. Bản thân anh từng có nhiều năm học tập và làm việc tại Thái Lan và có mối quan hệ rất tốt với CLB SCG Muangthong United.
Theo anh Thiện, Chanathip từng được các CLB J-League để mắt từ rất sớm. Tháng 11.2013, anh từng được mời tham gia trại huấn luyện Shimizu S-plus tại Nhật Bản.
Năm 2016, CLB Tokyo Verdy đã nhiều lần dạm hỏi mua “Messi Thái” từ khi anh còn chơi cho CLB BEC Tero Sasana.
|
Tuy nhiên không giống Công Phượng hay Tuấn Anh, Chanathip nhận được lời khuyên nên kiên nhẫn ở lại để đủ cứng cáp trước khi rời tổ.
Thực tế, chàng trai chỉ cao 1m57 này đã trưởng thành rất nhiều trong màu áo CLB BEC Tero Sasana và sau là SCG Muangthong United. Anh chỉ rời nước Thái sau khi có trong tay chức vô địch quốc gia.
Thời điểm đến Consadole Sapporo theo hợp đồng cho mượn 18 tháng, vị thế của Chanathip rất khác. Nếu năm 2016 anh chỉ là cầu thủ trẻ giàu tiềm năng thì đến năm 2017, anh đã là nhà vô địch Thái Lan.
Cập bến J-League 1, anh có trong tay số vốn rất ấn tượng: từng đánh bại những CLB hàng đầu tại J-League 1 hay K-League Classic như Kashima Antlers, Ulsan Hyundai hay Brisbane Roar của Úc.
|
“Nếu năm 2016 Chanathip sang Nhật đến CLB Tokyo Verdy, anh sẽ chỉ là một cầu thủ trẻ có tiềm năng và sẽ được đối xử như một cầu thủ trẻ. Sẽ rất vất vả để cạnh tranh 1 suất đá chính tại J-League 1.
Nhưng ở lại Thái Lan thêm 1 năm, Chanathip đã trưởng thành và vững vàng hơn rất nhiều. Đến J-League 1, anh sẽ không bị choáng ngợp.
Đã từng đánh bại những đội hàng đầu Nhật Bản và Hàn Quốc tại AFC Champions League, trong mắt những đồng đội tại Sapporo Consadole, hình ảnh của Chanathip sẽ to lớn và đáng tôn trọng hơn rất nhiều”, dẫn lời anh Trí Thiện.
Theo anh Thiện, mỗi nền bóng đá, mỗi CLB sẽ có một cách làm khác nhau. Sự khác biệt sẽ đến từ đặc thù tài chính, chiến lược phát triển, cơ hội và khát khao của cầu thủ...
Tuy nhiên, câu chuyện thành công của Chanathip Songkrasin là một ví dụ đáng để tham khảo cho những cầu thủ trẻ HAGL, Hà Nội, Viettel hay thậm chí là PVF sẽ xuất khẩu trong tương lai gần.
Bình luận (0)