Lúc đó vừa tốt nghiệp chuyên ngành kế toán tại Trường đại học Đông Á (Đà Nẵng), anh đăng ký tham gia dự án 600 trí thức trẻ của tỉnh Quảng Ngãi và được cử về làm Phó chủ tịch UBND xã Sơn Bua. Sau khi hết nhiệm kỳ, anh được phân công phụ trách công tác tài chính - kế toán xã. Gần 10 năm đến với Sơn Bua, anh thanh niên lập nghiệp đã đóng góp tích cực và chứng kiến sự phát triển về mọi mặt của xã vùng cao này.
Khi dự án Làng thanh niên lập nghiệp Sơn Bua do Tỉnh đoàn Quảng Ngãi triển khai xây dựng, đầu năm 2019, vợ chồng anh Vương tiên phong vào ở tại Làng thanh niên lập nghiệp Sơn Bua.
Gắn bó với cuộc sống vùng cao, xem đây là quê hương thứ hai để lập nghiệp, năm 2013, anh Vương xây dựng gia đình với chị Đinh Thị Mực (lúc này chị Mực còn đang theo học tại Trường đại học Phạm Văn Đồng).
Năm ngoái, chị Mực có cửa hàng tạp hóa nho nhỏ, cung cấp nhu yếu phẩm phục vụ bà con trong làng và công nhân thi công dự án làng. Tháng 12.2020, vừa lúc đơn vị thi công dự án xong việc, rút quân cũng là lúc cô giáo Mực nhận hợp đồng đi dạy trở lại. Ngoài giờ dạy ở trường, về nhà chị vội ra vườn chăm sóc mấy luống rau muống, xà lách búp, hàng chục gốc dưa leo. Vườn nhà chị nay là “vựa” cung cấp rau xanh trong vùng.
Không chỉ chịu khó mày mò, học hỏi, làm kinh tế cho gia đình mình, là thành viên chủ chốt của Làng thanh niên lập nghiệp, anh Vương, chị Mực còn sẵn lòng giúp đỡ các gia đình khác trong làng. Anh chị tích cực truyền đạt, phổ biến kỹ thuật cải tạo đất, trồng, chăm sóc cây ăn quả cho nhiều hộ khác trong làng. Nhờ vậy, diện mạo làng thanh niên giờ đã đổi thay, dường như được khoác lên một màu xanh tươi mới hoàn toàn, nhà cửa rào giậu tươm tất, đường làng khang trang, sạch sẽ, thoáng mát hơn. Nhiều cặp vợ chồng đã có một cuộc sống tự chủ, tự cung, tự cấp. Giờ trong làng đã có rau quả, heo, gà đầy đủ, vì vậy dạo này hiếm gặp bóng dáng của người bán thực phẩm dạo vào làng như trước đây nữa.
Bình luận (0)