Hôm qua 23.11, đại diện lãnh đạo UBND xã Điện Quang cho biết nhiều ngày qua người dân thôn Kỳ Lam đã phản ứng quyết liệt, không cho các đơn vị thi công chở vật liệu đến sửa chữa sạt lở ở mố cầu Kỳ Lam (xã Điện Quang, TX.Điện Bàn, Quảng Nam) bị sạt lở nghiêm trọng sau trận lũ đầu tháng 11 (ảnh).
Nguyên nhân được giải thích là người dân bị chủ đầu tư là Ban Quản lý đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi "bội tín".
tin liên quan
Bùn đất ồ át tràn vào nhà, người dân bất lực đắp ta luy ngăn chặnMấy ngày qua, tình trạng sạt lở ở nghiêm trọng tại đây lại tái diễn khiến người dân dùng bao cát đắp ta luy ngăn bùn đất tràn vào nhà nhưng bất lực.
Cụ thể, tháng 7.2017, chủ đầu tư lên phương án, kế hoạch di dời 4 trong tổng số 39 hộ dân tại thôn Kỳ Lam do nhà của các hộ này nằm sát mố cầu Kỳ Lam, có nguy cơ bị sạt lở đe dọa.
Thế nhưng, người dân chờ mãi không thấy chủ đầu tư đả động gì đến việc di dời, bố trí tái định cư. Hơn nữa, sau trận lũ lớn vừa qua, do bị kẹp giữa đường sắt và đường cao tốc, cả khu vực thôn Kỳ Lam bất ngờ biến thành "dòng chảy" mới.
Ông Trần Đính, Phó bí thư Chi bộ thôn Kỳ Lam, cũng cho biết khi mới làm đường cao tốc, người dân đã đề nghị chỉnh sửa thiết kế để thôn Kỳ Lam không trở thành “điểm chết”, gây sạt lở cho đường cao tốc nhưng chủ đầu tư và chính quyền địa phương lấy lý do "đã phê duyệt rồi" nên không muốn sửa đổi. Đáng chú ý, 35 hộ dân khác ở thôn Kỳ Lam cũng có nguyện vọng được di dời, hoặc phải đầu tư làm kè bảo vệ, đầu tư trang thiết bị cứu sinh để phòng tránh lũ.
Ông Lê Thành, Chủ tịch UBND xã Điện Quang, cho hay hôm 22.11 chủ đầu tư đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có gửi công văn đến UBND xã đề nghị can thiệp, hỗ trợ chủ đầu tư bảo vệ công trình bị khoét sâu hơn 1 m, động viên người dân ở thôn Kỳ Lam để đơn vị thi công sửa chữa mố cầu bị sạt lở, nhằm bảo đảm an toàn cho đường cao tốc.
UBND xã đã nhiều lần động viên người dân bình tĩnh, tạo điều kiện cho chủ đầu tư thi công sửa chữa mố cầu bị sạt lở, nhưng người dân không chịu. “Bà con muốn nghe cam kết trực tiếp từ chủ đầu tư hoặc lãnh đạo huyện, tỉnh. Chúng tôi rất sợ bị thất hứa và đây là lý do bất đắc dĩ phải ngăn cản thi công”, ông Trần Đình Mạnh, người thôn Kỳ Lam, nói về chuyện ngăn cản đơn vị thi công.
tin liên quan
Hồi hộp qua cầu vùng rốn lũỞ vùng rốn lũ H.Hải Lăng (Quảng Trị), cứ đến tháng 10 trở đi, người dân lại đối diện nỗi lo sợ treo lơ lửng: Không biết cây cầu nào sẽ bị nước lũ cuốn trôi.
Bình luận (0)