Thay đổi toàn diện về giáo dục

06/03/2015 20:13 GMT+7

Ngày 5.3, Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng tổ chức hội nghị Triển khai kế hoạch của UBND TP.Đà Nẵng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Ngày 5.3, Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng tổ chức hội nghị Triển khai kế hoạch của UBND TP.Đà Nẵng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Năm học 2015-2016, học sinh tiểu học tại Đà Nẵng được học ngày 2 buổi - Ảnh: Diệu HiềnNăm học 2015-2016, học sinh tiểu học tại Đà Nẵng được học ngày 2 buổi - Ảnh: Diệu Hiền
Ông Lê Trung Chinh, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, cho biết theo kế hoạch của UBND TP, từ nay đến năm 2020, ngành GD-ĐT đặt ra nhiều kết quả vượt bậc, như: Ở bậc giáo dục mầm non (MN) tỷ lệ trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi đến trường đạt 97%; 100% trẻ 5 tuổi đến trường; Tỷ lệ giáo viên đạt 85%, cán bộ quản lý đạt 100% trình độ trên chuẩn hóa; Tỷ lệ trường MN đạt chuẩn quốc gia đạt 50%. Ở bậc THPT, trẻ khuyết tật đến trường đạt 95%; học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày đạt 100%. Giáo dục chuyên nghiệp: tỷ lệ HS vào học các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt 25%; số lao động được đào tạo nghề đạt 383 ngàn. Giáo dục đại học: tỷ lệ lao động có trình độ ĐH, CĐ đạt 21%; số thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo mới là 5.000 người...
Để đạt được những mục tiêu đó, cần phải có nhiều giải pháp, trong đó phải tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và hành động trong đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Đồng thời tăng cường quản lí nhà nước về lĩnh vực GD-ĐT, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng chuẩn hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; các địa phương, cơ sở GD-ĐT phải xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục 5 năm và hằng năm; đẩy mạnh ứng dụng CNTT; tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lí giáo dục, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, công khai trước công luận nhằm khắc phục tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, tiêu cực trong thi cư và bệnh thành tích, lạm thu trong trường học...
Theo ông Nguyễn Thương, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.Đà Nẵng, để có được những động thái tích cực nhằm thực hiện kế hoạch đã đề ra, ngành GD-ĐT cần phải chủ động trong mọi mặt, đặc biệt là trong công tác cán bộ: “Nên chăng chúng ta phải thực hiện việc luân chuyển cán bộ để tạo sự công bằng. Với những cán bộ được quy hoạch làm cán bộ quản lý thì cho đi đào tạo về quản lý giáo dục; những giáo viên còn lại thì cho nâng cao trình độ chuyên môn để chuyên sâu hơn trong công tác đào tạo. Có vậy thì mới có được một đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn.”. Ông Đoàn Ngọc Sơn, Phó chủ tịch UBND Q.Hải Châu thì cho rằng, cần sớm có những phương án rõ ràng cụ thể trong công tác xã hội hóa giáo dục, để tận dụng nguồn lực của những tổ chức, cá nhân tâm huyết đầu tư xây dựng cho ngành giáo dục.
Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết 5 năm qua TP.Đà Nẵng đã tập trung nguồn lực rất lớn cho giáo dục, xấp xỉ 1.000 tỉ đồng; chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đến nay chi hơn 700 tỉ đồng để đào tạo cho 1.000 học sinh, sinh viên.
Mục tiêu của Đà Nẵng là năm học 2015-2016, 100% học sinh tiểu học trên địa bàn Đà Nẵng được học 2 buổi ngày, nên năm 2015, gần 20 đơn vị trường học được đầu tư mở rộng và xây mới. HĐND TP.Đà Nẵng cũng yêu cầu học sinh học đúng tuyển, theo đó, cơ sở vật chất và giảng dạy ở các trường tiểu học, THCS cũng không ngừng được nâng lên.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.