Trong khi đó, theo số liệu của Công ty cổ phần thanh toán quốc gia VN công bố hồi tháng 5, quy mô thị trường thẻ hiện nay gần 70 triệu thẻ nội địa và 10 triệu thẻ quốc tế. Thực tế này cho thấy hiện thị trường đang có 56 triệu thẻ ATM không hoạt động (còn gọi thẻ rác), gây lãng phí xã hội rất lớn.
Chỉ tính riêng chi phí làm một thẻ ngân hàng khoảng 30.000 đồng, lượng thẻ rác đã ngốn gần 1.700 tỉ đồng. Đó là chưa kể những chi phí phát sinh khác như phí thường niên đối với thẻ tín dụng, phí duy trì tài khoản thẻ, phí nhắn tin tự động...
tin liên quan
Gọi thẻ tín dụng là thẻ ATM, có đúng không?Thực tế, nhiều trường hợp khách đến mở sổ tiết kiệm, nhân viên ngân hàng tư vấn mở thêm 1 thẻ tín dụng quốc tế để được ngân hàng tặng thêm lãi suất tiền gửi. Dù không có nhu cầu mở thẻ nhưng khách vẫn đồng ý vì vừa được tặng thêm lãi suất tiết kiệm vừa không mất tiền làm thẻ hay phí khác. Thế nhưng, thẻ làm xong hầu như khách không sử dụng.
Tình trạng thẻ rác không phải mới nhưng một số ngân hàng vẫn không có ý định “dọn rác” khi có được dữ liệu thông tin khách hàng, chủ yếu do tâm lý quy mô số lượng thẻ càng lớn thì vị trí của ngân hàng trên thị trường càng được khẳng định. Điều này lợi bất cập hại khi ngân hàng triển khai các kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư máy móc, thiết bị, sản phẩm dịch vụ đi kèm... dựa vào số liệu thẻ “ảo”, chắc chắn sẽ gây lãng phí. Còn đối với chủ thẻ, phí thẻ ATM rác âm ỉ phát sinh mà họ không hề biết.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết: “Để hạn chế tình trạng thẻ rác, chúng tôi chỉ đạo các tổ chức tín dụng tính toán tăng thêm quyền lợi, giá trị gia tăng cho các chủ thẻ sử dụng. Tổ chức tín dụng đầu tư công nghệ hiện đại để chủ thẻ yên tâm sử dụng thẻ, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Ngoài ra, từ nay đến năm 2020 chuyển đổi xong thẻ băng từ sang thẻ chíp”.
Bình luận (0)