img

Khủng hoảng năng lượng có thể trầm trọng hơn trong năm 2023

Sự hoài nghi thường thấy ở các chính phủ phương Tây trong những năm gần đây về sự đoàn kết của liên minh xuyên Đại Tây Dương có thể đã khuyến khích Moscow thách thức trật tự hậu Chiến tranh Lạnh ở châu Âu. Nếu vậy, tính toán đó của Nga đã phản tác dụng. Cuộc chiến ở Ukraine đã nhanh chóng gắn kết Mỹ và các đồng minh châu Âu với nhau một cách chặt chẽ, trong đó Washington tìm lại vai trò lãnh đạo của mình ở lục địa này. Cuộc chiến cũng củng cố quyết tâm của Ukraine trong việc gia nhập các khối chính trị phương Tây, bao gồm EU và NATO.

Với bản thân châu Âu, cuộc chiến ở Ukraine là xung đột quân sự lớn nhất xảy ra lãnh thổ châu lục này kể từ Thế chiến 2. Cuộc chiến đã giúp một số nước EU chấm dứt “ảo tưởng” về việc chung sống hòa bình với Nga và nhận ra rằng an ninh, ổn định của châu Âu không phải là bữa trưa miễn phí.

Thế giới đã thay đổi thế nào? - Ảnh 1.

EU không chỉ thông qua những lệnh trừng phạt mạnh nhất trong lịch sử liên minh, mà còn lần đầu nhất trí mua và cung cấp vũ khí cho một nước đang có chiến sự. Từng bị chỉ trích là quá dựa dẫm vào Mỹ, Brussels nay đã tiến xa hơn trong hành trình trở thành một thế lực địa chính trị so với những gì họ đã làm trong hai thập niên qua, kể từ sau chiến tranh Nam Tư. Bất kể xung đột Nga - Ukraine có kết quả như thế nào, bản đồ an ninh và những tính toán chính trị ở châu Âu đã thay đổi về căn bản và không thể trở lại như trước.

NATO, liên minh quân sự lớn nhất thế giới từng bị Tổng thống Pháp Emmanuel nói là “chết não” cách đây 3 năm, đã tìm lại được lý do tồn tại của mình. Hành động của Moscow đã khiến Phần Lan và Thụy Điển tìm cách gia nhập NATO sau nhiều thập niên đứng ngoài liên minh. “Đó chắc chắn là điều tôi không lường trước được. Và tôi chắc chắn rằng người Nga cũng không lường trước được điều đó”, ông John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, bình luận với The Wall Street Journal, gọi đây là thành công chiến lược lớn của phương Tây.

Thế giới đã thay đổi thế nào? - Ảnh 2.

Một trạm khí đốt ở Đức.

Reuters

Trong khi đó, nỗ lực của Moscow nhằm chia rẽ các chính phủ EU với nhau và với Washington, bằng cách cắt đứt nguồn cung khí đốt tự nhiên của châu Âu trong mùa đông, không thành công. Một liên minh rộng lớn hơn gồm các nền dân chủ giàu có cũng đã được củng cố, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc. “Kết quả lớn nhất là sự gắn bó và liên kết chặt chẽ hơn trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và NATO; trong EU và trong G7… tất cả đều là hậu quả trực tiếp của việc chấm dứt “chia sẻ lợi nhuận” hòa bình và mối đe dọa từ hành động của Nga”, Ian Bremmer, chủ tịch của công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, nhận xét.

Xung đột ở Ukraine cũng đã kéo Nga lại gần hơn với Trung Quốc, hay với các nước như Iran và CHDCND Triều Tiên. Cuộc chiến đặt ra nhiều câu hỏi về chủ quyền, an ninh và việc sử dụng sức mạnh quân sự, đồng thời làm gia tăng lo ngại về các kế hoạch của Trung Quốc đối với Đài Loan. “Cuộc chiến nhấn mạnh mối quan hệ qua lại giữa ngoại giao và việc sử dụng vũ lực theo cách chưa từng được nghĩ đến trong nhiều năm”, Ian Lesser, phó chủ tịch của tổ chức tư vấn chính sách Marshall Fund của Đức nói với AP.

Thế giới đã thay đổi thế nào? - Ảnh 3.

Thế giới đã thay đổi thế nào? - Ảnh 4.

Thế giới đã thay đổi thế nào? - Ảnh 5.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.