(TNO) Trong khi người dân các nước như Việt Nam, Philippines, và các nước tiêu thụ dầu mỏ được hưởng lợi từ việc giá dầu thô vừa chạm mức đáy mới trong vòng 5,5 năm trở lại đây, các nước có nền kinh tế phụ thuộc vào ngành năng lượng này đang phải đối mặt nhiều khó khăn.
>> 6 câu hỏi về giá dầu thế giới đang rơi tự do
Dù cho giá dầu tuột xuống 20 USD, 30 USD, 40 USD, 50 USD hay 60 USD, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vẫn quyết không giảm sản lượng - Ảnh: Reuters
|
Đó là một phần lí do cho việc giá dầu vào 15 giờ 30 ngày 13.1 ở mức giá giao dịch của dầu WTI giao giữa tháng 2.2015 là 44,61 USD/thùng, còn dầu Brent nằm ở mức 45,63 USD/thùng, theo Bloomberg. Giá dầu thế giới hiện có xu hướng giảm và giảm rất bất định đã và đang ảnh hưởng nhiều lên kinh tế lẫn chính trị của các nước trên thế giới.
Bức tranh kinh tế sáng cho đa số quốc gia
Giá dầu giảm kích thích tiêu dùng? - Ảnh: Reuters
|
Giá dầu giảm đồng nghĩa với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hạ, tiêu dùng tăng lên, lạm phát đi xuống, kích thích các nền kinh tế tăng trưởng và gia tăng mức sống của người dân. Đó là trường hợp của đa số các nước tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới như Việt Nam, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Hồng Kông…
Đối với Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn thứ hai thế giới, ước tính dựa trên số liệu năm 2013 thì cứ mỗi 1 USD được giảm trong giá dầu, Bắc Kinh giảm chi 2,1 tỉ USD, theo The Economist. Giá dầu thấp còn hỗ trợ nỗ lực cắt giảm trợ giá xăng dầu và điện của chính phủ nước này.
Tại Việt Nam, một tổ chức nghiên cứu kinh tế thuộc TNG Holdings Việt Nam cho hay giá dầu lao dốc sẽ kích thích tiêu dùng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2015, lạc quan hoá xếp hạng tín nhiệm, góp phần thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Nhóm hưởng lợi cao nhất chắc chắn là người tiêu dùng và các doanh nghiệp sử dụng đầu vào là dầu.
Giá dầu giảm nhìn chung là có lợi cho nhiều nước trên thế giới - Ảnh: Reuters
|
Trong trường hợp Mỹ, quốc gia vừa dẫn đầu về nhập khẩu lẫn sản xuất dầu thô, tình hình có vẻ phức tạp hơn khi giá dầu thấp có thể ảnh hưởng xấu đến thị trường chứng khoán và ngành năng lượng. Tuy nhiên, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest hôm 6.1 cho biết việc giá xăng dầu giảm nhìn chung có lợi cho nền kinh tế và người dân nước này, theo Bloomberg.
Tình hình ảm đạm cho một vài nước khác
Trái ngược với các quốc gia kể trên, những nước có nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào ngành năng lượng, hay các nước xuất khẩu dầu mỏ yếu thế trong cuộc chiến kiểm soát giá ở cả trong và ngoài OPEC đang đối mặt nhiều khó khăn. Trong số này có thể kể đến Iran, Nga và Venezuela.
Ở Venezuela, quốc gia có 96% nguồn thu ngoại tệ đến từ ngành năng lượng, tình hình dường như không thể tệ hơn: lạm phát ở mức 65% cao nhất trên thế giới, nền kinh tế đối mặt với nguy cơ tăng trưởng âm 6,2% trong năm 2015 và tỷ lệ ủng hộ của người dân đối với Tổng thống nước này, ông Nicolas Maduro, rớt xuống đã còn 30% từ cuối năm ngoái.
Tổng thống Nicolas Maduro trong bối cảnh đó đã phải thực hiện chuyến công du đến Trung Quốc và một số quốc gia trong OPEC nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ và hợp tác trong phương án thúc giá dầu quay đầu trở lại từ cuối tháng 11.2014. Cái gật đầu đã có từ Trung Quốc với lời hứa giãn nợ của Bắc Kinh, song điều này có thể cũng không khiến tình hình khả quan hơn bao nhiêu khi cốt yếu của vấn đề là Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), dưới ảnh hưởng lớn của Saudi Arabia, vẫn quyết không giảm sản lượng.
Theo tờ The Economist, Iran lại càng dễ tổn thương hơn cả Venezuela vì nước này không thể tiếp cận được nguồn vốn vay do đang chịu lệnh trừng phạt từ thế giới vì chương trình hạt nhân. Giá dầu rớt xuống dưới 50 USD/thùng, trong khi nước này cần đảm bảo doanh thu từ dầu mỏ với mức giá 136 USD/thùng nhằm thực hiện các kế hoạch chi tiêu.
Đối với Nga, bức tranh kinh tế của nước này tuy có vẻ lạc quan hơn so với Venezuela và Iran nhưng vẫn ảm đạm so với kỳ vọng của Tổng thống nước này, ông Vladimir Putin.
Giá dầu lao dốc nhưng chưa xuống đến dưới 50 USD/thùng trong năm ngoái đã khiến giá trị đồng tiền Nga trung bình giảm đến 46% so với USD trong cả năm, xuống thấp kỷ lục trong tháng 12.2014. Nếu chỉ tính từ đầu năm 2015 trở lại đây, giá trị đồng rúp cũng đã giảm thêm 10% và liên tục bị bán tháo, theo Reuters ngày 12.1.
Với mức giá dầu đã xuống dưới 50 USD/thùng và chưa có dấu hiệu quay đầu, nền kinh tế của một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới chắc chắn sẽ ảm đạm hơn rất nhiều so với dự báo được Ngân hàng Trung ương đưa ra trước đó: co lại 4,7% trong năm nay nếu giá dầu trung bình là 60 USD/thùng.
Cục diện chính trị sẽ thay đổi và thế giới trở nên an toàn hơn?
Giá dầu giảm với Venezuela, quốc gia có 96% nguồn thu ngoại tệ đến từ ngành năng lượng,
tình hình dường như không thể tệ hơn - Ảnh: Reuters |
Tổng thống Nicolas Maduro trong bối cảnh đó đã phải thực hiện chuyến công du đến Trung Quốc và một số quốc gia trong OPEC nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ và hợp tác trong phương án thúc giá dầu quay đầu trở lại từ cuối tháng 11.2014. Cái gật đầu đã có từ Trung Quốc với lời hứa giãn nợ của Bắc Kinh, song điều này có thể cũng không khiến tình hình khả quan hơn bao nhiêu khi cốt yếu của vấn đề là Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), dưới ảnh hưởng lớn của Saudi Arabia, vẫn quyết không giảm sản lượng.
Theo tờ The Economist, Iran lại càng dễ tổn thương hơn cả Venezuela vì nước này không thể tiếp cận được nguồn vốn vay do đang chịu lệnh trừng phạt từ thế giới vì chương trình hạt nhân. Giá dầu rớt xuống dưới 50 USD/thùng, trong khi nước này cần đảm bảo doanh thu từ dầu mỏ với mức giá 136 USD/thùng nhằm thực hiện các kế hoạch chi tiêu.
Nếu chỉ tính từ đầu năm 2015 trở lại đây, giá trị đồng rúp Nga cũng đã giảm thêm 10%
- Ảnh: Reuters |
Giá dầu lao dốc nhưng chưa xuống đến dưới 50 USD/thùng trong năm ngoái đã khiến giá trị đồng tiền Nga trung bình giảm đến 46% so với USD trong cả năm, xuống thấp kỷ lục trong tháng 12.2014. Nếu chỉ tính từ đầu năm 2015 trở lại đây, giá trị đồng rúp cũng đã giảm thêm 10% và liên tục bị bán tháo, theo Reuters ngày 12.1.
Với mức giá dầu đã xuống dưới 50 USD/thùng và chưa có dấu hiệu quay đầu, nền kinh tế của một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới chắc chắn sẽ ảm đạm hơn rất nhiều so với dự báo được Ngân hàng Trung ương đưa ra trước đó: co lại 4,7% trong năm nay nếu giá dầu trung bình là 60 USD/thùng.
Cục diện chính trị sẽ thay đổi và thế giới trở nên an toàn hơn?
Giá dầu giảm mạnh nhất từ sau khủng hoảng tài chính 2008 đang dịch chuyển không những tài sản mà còn cả quyền lực từ các quốc gia dầu mỏ sang các quốc gia tiêu thụ dầu mỏ.
Xét khía cạnh chính trị, dầu thô giảm giá bị chi phối từ cả yếu tố chính trị lẫn kinh tế. Kết quả của việc dầu hạ giá có thể khiến thế giới trở nên an toàn hơn.
Chứng minh cho điều này, báo cáo Morgan Stanley công bố hồi tháng 12.2014 cho biết nhìn chung giá dầu giảm là có lợi cho thế giới. Còn Schmieding của ngân hàng Berenberg cho hay trong báo cáo ngày 6.1.2015 rằng: "Sự phân chia lại thu nhập có thể gia tăng căng thẳng chính trị.
Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Reuters
|
Chứng minh cho điều này, báo cáo Morgan Stanley công bố hồi tháng 12.2014 cho biết nhìn chung giá dầu giảm là có lợi cho thế giới. Còn Schmieding của ngân hàng Berenberg cho hay trong báo cáo ngày 6.1.2015 rằng: "Sự phân chia lại thu nhập có thể gia tăng căng thẳng chính trị.
Tuy nhiên, tính tổng lại thì Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ được lợi. Còn Nga, Iran, Ả rập Xê út và Venezuela sẽ yếu đi. Việc này sẽ giúp thế giới trở nên an toàn hơn".
Giới phân tích còn nhận định trong tình hình giá dầu hiện tại, không sớm thì muộn Iran cũng sẽ đồng ý cho ngừng chương trình hạt nhân.
Vào ngày 10.1.2015, lãnh đạo Iran, ông Ayatollah Ali Khamenei nói với Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro: “Sự sụt giảm kỳ lạ của giá dầu chỉ trong một thời gian ngắn là trò chơi của giới chính trị, không hề liên quan đến luật cung cầu của thị trường. Các đối thủ của chúng ta chắc chắn đóng vai trò lớn trong việc giá dầu giảm mạnh như thế này”, theo Reuters.
Đối với Nga, quốc gia đang chịu lệnh trừng phạt từ Liên minh châu Âu, Mỹ và Canada sau khi sát nhập Crimea và bị cáo buộc liên quan đến căng thẳng ở miền đông Ukraine, giá dầu được cho là sẽ buộc ông Putin thay đổi lập trường chính trị, nhượng bộ trong vấn đề Ukraine.
Iran sẽ chấp nhận ngừng chương trình hạt nhân? - Ảnh: Reuters
|
Đối với Nga, quốc gia đang chịu lệnh trừng phạt từ Liên minh châu Âu, Mỹ và Canada sau khi sát nhập Crimea và bị cáo buộc liên quan đến căng thẳng ở miền đông Ukraine, giá dầu được cho là sẽ buộc ông Putin thay đổi lập trường chính trị, nhượng bộ trong vấn đề Ukraine.
Trước đó, Oxford Economics cho biết cuối năm 2014 rằng nếu giá dầu giảm xuống 45 USD/thùng hay thấp hơn, Moscow sẽ đối mặt với một vấn đề nan giải.
Bình luận (0)