Khát khao khởi nghiệp
Tôi từng là một học sinh yếu kém chỉ vì ham mê chơi điện tử. Năm 14 tuổi, gia đình phá sản và tôi một mình khăn gói lên TP.HCM trọ học. Tôi không ngại bất kỳ công việc gì. Sáng đi học, trưa đi phát tờ rơi, chiều đi bán hàng, nhiều khi tối còn chạy xe ôm. Tôi lao vào kiếm tiền để tự lập, nuôi sống bản thân và trang trải học hành. Những ngày tháng mưu sinh khó khăn, nhìn những đồng tiền kiếm được một cách khó nhọc khiến tôi chán nản vô cùng.
Năm 18 tuổi, tôi bị bệnh lao phổi. Với những biến cố xảy ra, tôi tưởng rằng cuộc đời mình sẽ trôi vô định. Nhưng rồi, nhờ khởi nghiệp đã giúp tôi thoát nghèo…
tin liên quan
Bị chửi 'điên' vì học thạc sĩ, lương ngàn USD ở Pháp về Việt Nam... đi hátAnh chàng này tốt nghiệp thạc sĩ, kỹ sư chuyên ngành Điện tử - Tự động hóa của Học viện Khoa học ứng dụng quốc gia Lyon (INSA de Lyon, Pháp) nhưng quyết bỏ chuyên ngành mình học để theo đuổi niềm đam mê bất tận, đó là âm nhạc. Chàng trai đó là Phạm Văn Minh (24 tuổi, quê ở Quảng Ngãi).
Khi còn là sinh viên Trường CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM, tôi vừa học vừa xin làm ở một công ty vật liệu xây dựng, nhưng đồng lương ít ỏi. Sau đó, vào năm 2013, tôi nhận ra để thoát nghèo, để không còn thiếu thốn, chỉ có cách là khởi nghiệp, phải thay đổi thân phận từ làm thuê thành làm chủ.
Tôi gom số tiền dành dụm được, vỏn vẹn chỉ 3 triệu đồng. Tôi vay tín chấp từ ngân hàng được thêm 60 triệu đồng và quyết định dồn tâm huyết khởi nghiệp với vai trò đại diện phát triển mảng kinh doanh của thương hiệu mật ong Forny. Tôi khát khao đem những sản phẩm chất lượng nhất, tin cậy nhất, có lợi nhất từ nông dân VN đến người dùng trên khắp cả nước sau này.
Mọi khó khăn đều có cách giải quyết
|
Đã có những lời khuyên chân thành rằng: “đừng cố chấp và khùng nữa, hãy bỏ cuộc đi”, “đừng kinh doanh khởi nghiệp gì nữa”, “ở ngoài thị trường có nhan nhản thương hiệu lớn về mật ong rồi, không thể nào cạnh tranh lại được”…
Nhưng trong cái khó ló cái khôn, tôi tự tìm kiếm kiến thức trên mạng, trong sách để học hỏi thêm kinh nghiệm để khởi nghiệp. Tôi nghĩ lại bao biến cố đã xảy ra trong cuộc sống: gia đình phá sản, bị bệnh nặng tưởng chừng khó qua khỏi… tất cả sự cùng cực đã đến nhưng rồi cũng qua đi, vậy thì cớ gì phải nản lòng mà bỏ cuộc chỉ vì vướng vài khó khăn khi khởi nghiệp? Nghĩ vậy nên tiếp tục bước đi…
Khi tìm hiểu thị trường, tôi nhận ra mặt hàng mật ong ở thời điểm ấy đã có hơn 60 nhãn hàng khắp cả nước, trong đó có nhiều “cây đại thụ”. Nhưng dù có nhiều đối thủ cạnh tranh thì cũng không phải là “hết đường sống” đối với mình. Tôi tìm ra được mảng xanh riêng của thị trường, đó là việc lựa chọn định vị dòng sản phẩm mật ong tươi, nguyên chất cam kết 3 không: không chế biến, không đun nấu, không thêm hương.
Và để có thể thu hút khách hàng lựa chọn mặt hàng của mình tôi đã nghĩ đến cách tạo ra điểm khác biệt, đó là tạo ra dòng sản phẩm tinh nghệ vàng Forny. Forny đã trở thành doanh nghiệp tiên phong khép kín được quy trình từ trồng trọt, sản xuất đến đóng gói, phân phối tận tay người tiêu dùng.
Nhờ bước ngoặt ấy đã đem đến sự phát triển đột phá cho thương hiệu. Hiện nay, sau những nỗ lực không ngừng, sản phẩm Forny đã có mặt ở nhiều hệ thống siêu thị, nhà thuốc, cửa hàng thực phẩm sạch… Tại các thành phố lớn và các tỉnh thành, hiện đã có hơn 500 điểm bán có sản phẩm của Forny. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục cải tiến thêm nhiều dòng sản phẩm nữa với tiêu chí xanh, sạch, khép kín quy trình vươn đến các tiêu chuẩn như ISO 22000, HACCP, VietGap, GlobalGap, Organic... Tôi cũng đã lên kế hoạch định hướng kinh doanh là đặt phát triển hệ thống cửa hàng nhượng quyền bán hàng trực tiếp, kèm theo đó bắt đầu xuất khẩu sản phẩm đến một số thị trường như: Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu và Mỹ.
tin liên quan
Khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hươngĐang làm tiếp thị cho một công ty thức với lương 15 triệu đồng/tháng nhưng anh Nguyễn Văn Hiệu (31 tuổi) vẫn quyết tâm trở về quê nuôi heo. Mỗi năm trang trại của anh bán ra thị trường khoảng 90 tấn thịt và hàng nghìn con heo giống, mang lại nguồn thu ổn định khoảng 5 tỉ đồng/năm.
Tôi đã gặp nhiều người khởi nghiệp thành công, và dường như ai cũng có một điểm chung, là họ luôn đối mặt với vấn đề của họ và tìm cách vượt qua. Tôi luôn có một niềm tin rằng, thành công chính là những thứ rất giá trị, và những thứ giá trị đó luôn ở đỉnh đồi, muốn có nó thì phải nỗ lực leo lên đó để lấy. Tuy nhiên, khi lên đến đỉnh đồi, những thứ đó chỉ có ý nghĩa khi… có thêm những người bạn đứng chung ở trên đó. Thành công không có ý nghĩa gì khi chỉ có một mình bạn.
Khởi nghiệp rất khó khăn và không có thành công nào dễ dàng cả, mà phải đánh đổi bằng thời gian, công sức, tài trí... Tuy nhiên, nếu có khát vọng, có mục tiêu rõ ràng, cũng như biết tập trung cao độ, nhìn thẳng đến mục tiêu mình đề ra, làm việc thật siêng năng, nỗ lực thì có thể biến những điều không thể thành sự thật.
Tôi rất tâm đắc câu nói của tỉ phú Jack Ma, là: “Hôm nay đầy rẫy khó khăn, và ngày mai cũng không có điều gì dễ dàng, nhưng sau ngày mai, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp”.
Bình luận (0)