Giữa trưa tháng 7, chúng tôi tìm đến khu nhà trọ nằm khuất sâu trong một con hẻm nhỏ thuộc quận 12 (TP.HCM), để gặp Hoàng Tăng Thị Thu Hương (sinh năm 1995, quê Đắk Lắk). Thu Hương là nạn nhân của vụ tạt axit kinh hoàng trên đường Quang Trung hướng ngã 5 Gò Vấp về cầu vượt Quang Trung, trưa 30.3.
tin liên quan
Nữ sinh xinh đẹp đau đớn kể lần đầu soi gương sau khi bị tạt axit
|
Khóc nghẹn khi bị gọi là ‘xã hội đen’
Sau ca ghép màng ối mắt trái, Thu Hương được bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho xuất viện cách đây vài tháng. Cứ 10 ngày một lần, em phải tái khám ở một bệnh viện mắt trong thành phố. Đến nay, nhìn chung sức khỏe của Hương đã tạm ổn định.
Khi chúng tôi hỏi vì sao không về quê nghỉ ngơi một thời gian để ổn định tâm lý, Hương trả lời bằng giọng mỏng tang, yếu ớt: “Dạ, em ở lại để đi học. Em thích đi học lắm. Xuất viện khoảng 10 ngày là em đến lớp. Trước đêm trở lại giảng đường dù trằn trọc khá lâu, nhưng em cố bắt mình không được suy nghĩ nhiều. Cũng may, được sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô, mọi thứ sau đó đều suôn sẻ…”.
|
Luôn hướng mình tới suy nghĩ tích cực song đôi lúc, sự mạnh mẽ trong Thu Hương lại bị quật ngã, chỉ bởi một câu nói cạn nghĩ của người ngoài về ngoại hình khác biệt của cô.
Nữ sinh kể: “Em vừa trải qua 1 tháng thực tập với vị trí điều dưỡng tại một bệnh viện đa khoa trong thành phố. So với các bạn, em gặp rất nhiều khó khăn. Hầu như suốt quãng thời gian chăm sóc và tiếp xúc với bệnh nhân, em đều bịt kín mặt, đeo kính để che lớp sẹo. Thấy vậy, mọi người lại càng tò mò hơn, có người nói thẳng: điều dưỡng nhìn như xã hội đen vậy”.
Nói đến đây, giọng Hương nấc nghẹn. Nước mắt cô ứa ra từ khóe mắt còn sáng và khe nhỏ của mắt trái, nay đã bị một lớp da non kéo ngang che lấp. Em nói mình ít khi khóc lắm, nhưng khi kể những chuyện buồn, cảm xúc lại trào dâng không kìm lại được.
tin liên quan
Cô gái bị tạt a xít giữa Sài Gòn: ‘Tôi tin mình sẽ vượt qua’
|
Trong tiết trời Sài Gòn nóng hầm hập giữa trưa cộng với không khí ngột ngạt của nhà trọ lợp tôn, nhiều hôm, Thu Hương phải gồng mình chịu đựng cơn ngứa khủng khiếp từ vết thương đang kéo da non khắp mặt. Và khi cái khổ đó qua đi, em lại đối mặt với cảm giác đau nhức thấu xương trong những ngày trở trời….
Gạt bỏ thù hận, lấy gia đình làm động lực sống
Khi được hỏi: “Có nỗi hận thù nào đang tồn tại trong em không?”, Hương khẽ lắc đầu. Em nói: “Em không hận Quyên, không thù cô ấy. Em chỉ trách thôi. Bởi, từ khi mọi chuyện xảy ra, Quyên chưa từng nói với em một lời xin lỗi, gia đình cô ấy cũng phủi bỏ trách nhiệm, khiến bố mẹ rất bức xúc. Sau tất cả, có một điều em luôn tự hỏi chính mình: Liệu bản thân đã làm gì sai để phải gánh chịu nỗi đau này?”. Hương vừa dứt lời nước mắt lại lăn dài trên má em.
tin liên quan
Nữ sinh bị cưa chân: ‘Bây giờ tôi cần gia đình và nghị lực sống’Sau biến cố, nữ sinh may mắn nhận đươc sự giúp đỡ của một mạnh thường quân với gói hỗ trợ phẫu thuật thẩm mỹ lên đến 300 triệu đồng. Tuy nhiên, để thực hiện được mong muốn xoá sẹo, phục hồi da mặt, Hương phải đợi từ 5 đến 6 tháng nữa cho vết thương cũ lành hẳn.
|
Và như để minh chứng cho điều đó, Hương giới thiệu ngay với chúng tôi cuốn sách em đã đọc ngấu nghiến trong những ngày dài nằm viện Chợ Rẫy. Cuốn sách nói về nghị lực phi thường của cô bé vượt lên những kỳ thị của xã hội, dùng trái tim biết yêu và lối suy nghĩ tích cực để chinh phục để cảm hóa những người từng ghét bỏ em trong quá khứ. Hương thấy mình cần lắm những đức tính ấy của cô bé, để niềm đau dịu vơi đi theo tháng ngày…
|
Thu Hương ngập ngừng nói: “Em hy vọng các bạn trẻ đừng kết giao quá nhiều với những người mình chưa hiểu rõ, cũng đừng đặt lòng tin vào ai quá nhiều, như em bây giờ, hối hận cũng đã muộn màng”.
Bình luận (0)