Thế mới thấy, những vật bình thường như chiếc chai thủy tinh nếu biết đánh thức bằng mỹ cảm của người nghệ sĩ thì cũng hóa thành tác phẩm tuyệt vời. Luôn nghĩ mình có duyên với các sản phẩm từ thủy tinh, anh Đinh Nguyên Bình cũng tự đặc biệt danh của mình là “Chai lọ hũ bình” còn ngôi nhà của anh cũng có tên là “Ngôi nhà cho lại” (nói lái của từ “chai lọ”).
Đồ tái chế không đụng hàng
Chai lọ “xuất hiện” khắp nơi trong nhà anh từ các mẫu sản phẩm bài trí ở phòng khách, bếp, phòng ngủ, phòng giải trí… đến các mảng không gian.
Mỗi sản phẩm trong nhà anh Bình (Q.Tân Phú, TP.HCM) đều là phiên bản duy nhất bởi “quá trình sưu tầm chai đồng bộ để đủ làm một sản phẩm nội thất mất một thời gian dài. Như chiếc giường trong nhà tôi, làm từ hơn 300 chiếc vỏ chai thôi nhưng mất hơn 2 năm để gom. Ban đầu tôi dự định hoàn thành kỷ niệm ngày cưới, nhưng qua dịp kỷ niệm thời gian lâu mới hoàn thành. Chiếc giường hình tròn, đường kính 2,2 m, làm khi các con còn nhỏ. Đến bây giờ, các con đã lớn giường vẫn sử dụng tốt”.
|
Hơn 15 năm qua, anh Bình như người đi trên con đường độc đạo, một mình mày mò chế ra nhiều sản phẩm mới. Anh tâm sự: “Thế hệ cha anh của tôi ngày xưa cũng tận dụng vỏ chai để làm ly uống nước, hồi đó trong nhà tôi cũng có một bộ ly tách cắt ra từ vỏ chai. Sau này có nhiều chai đẹp hơn, tôi nghĩ mình có thể làm nhiều đồ vật phong phú hơn. Từ đó dần dần các bộ ghế, bàn, kệ ra đời".
Chị tự nhận mình chỉ mới bước chân vào thế giới ngọc trai 3 năm nay nhưng có lẽ hiếm cô gái nào ở Sài Gòn mê ngọc trai mà không biết đến chị. Đó là chị Tâm Mavroudis.
"Công việc hằng ngày ở cửa hàng bán thiết bị cơ khí khá bận nên tôi chỉ tranh thủ những lúc rảnh rỗi, ngày nghỉ để vui với thú chơi riêng, không ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Đôi khi, con trai thấy ba làm, cũng cầm kiềm vặn ốc vít, lắp chai vào khung... Thỉnh thoảng, ghép vỏ chai trở thành hoạt động chung của gia đình”, anh kể thêm.
|
“Ông thần trong chai” thời hiện đại
Không chỉ mỗi mình anh Bình đi “gom ve chai” mà hầu hết bạn bè quen biết của gia đình, hàng xóm giờ trở thành “vệ tinh” thu thập vỏ chai tặng cho anh. Ai cũng hồi hộp chờ đợi xem một chiếc vỏ vứt đi được biến hóa thế nào.
Nếu chỉ nhìn thoáng qua thì bạn chẳng thể nào tin được đó là tranh vẽ. Thú chơi vẽ cá cảnh 3D đang thu hút nhiều bạn trẻ vì họ không chỉ thể hiện được tính sáng tạo mà còn tìm được cách giải trí lành mạnh.
“Hồi đầu lúc về nhà mới này, nhiều người cứ tưởng tôi buôn ve chai vì lúc dọn nhà từng bao từng bao chai thủy tinh được xe ba gác chở đến. Thiệt là hài hước! Sau dần hàng xóm hiểu đây chỉ là thú vui sưu tầm. Họ giúp tôi thu thập chai, mang đến tặng. Tôi hạnh phúc lắm. Bạn bè tới thăm cũng mang theo từng bao ve chai gom góp bấy lâu. Ai quen tôi cũng thành nhà sưu tầm bất đắc dĩ (cười)”, anh Bình kể.
|
Bộ bàn ghế tiếp khách là sản phẩm có mặt đầu tiên trong gia đình anh Bình, gồm chiếc bàn lớn, ghế sofa dài và 2 chiếc ghế dựa. Đây cũng là mẫu mà anh thử nghiệm nhiều lần nhất bởi thời kỳ đầu, khi chưa biết khoan, chưa rành việc ghép đồng bộ thì có khi làm được hơn nửa cái ghế phải tháo ra lắp lại.
tin liên quan
Độc đáo thời trang điêu khắc trên... daThông thường người ta chọn gỗ, đá để điêu khắc, lạ hơn thì chọn vỏ trứng. Gần đây, da bò được nhiều người chọn để làm chất liệu điêu khắc bởi có thể ứng dụng vào những món đồ thời trang như vòng tay, đồng hồ, túi xách.
Anh chia sẻ: “Chai để làm đồ nội thất là loại có thành dày, làm từ thủy tinh tốt. Dùng máy khoan một lỗ nhỏ phía đáy để cố định chai vào thành các sản phẩm. Hồi đầu, do không có đồ nghề, chủ yếu giữ bằng sức người, đôi khi tay chỉ cần nhúc nhích một tí là khoan có thể làm vỡ đáy, hỏng cái chai ngay. Có những ngày khoan được nhiều nhưng không đúng vị trí, khi lắp vào ghế bị lệch, hỏng cả mớ vỏ. Sau này tôi chế được cái máy khoan riêng dành khoan chai, cứ lắp cố định vào khung của máy rồi bật công tắc lên, khoan rất đều tay, nhờ vậy sản phẩm làm cũng hoàn thiện hơn. Có sản phẩm làm 1 tháng, có bộ thì làm 2 năm, có bộ 3 năm mới hoàn thành... mình làm để thư giãn nên không cần phải vội vã”.
|
Sau sản phẩm đầu tay, ngôi nhà dần trang hoàng thêm bằng nhiều tác phẩm từ chai lọ như bộ đèn chùm phòng khách, phòng bếp, đèn tường, tủ bếp, quầy bar làm từ vỏ chai, giá treo khăn ở bếp, bình hoa...
“Trong nhà ai thích sản phẩm gì thì cứ yêu cầu, tôi sẽ dần dần chế tạo với mớ vỏ đang có. Như cây thông Noel trưng bày từ cách đây 2 năm đến nay mỗi mùa Giáng sinh đều sáng rực. Với đơn đặt hàng một chiếc giường tròn giống của bố từ con gái nhỏ, tôi đã gom đủ số lượng chai, mỗi ngày sau khi đi làm về sẽ khoan sắp xếp một ít, chắc trong thời gian không xa là có thể hoàn thành”.
Nghề chơi nào cũng lắm công phu - câu nói này không hề sáo rỗng khi nhắc đến thú chơi đá cảnh
Ý thích chỉ là nhất thời, nhưng để duy trì 15 năm kiên trì theo đuổi một thú vui như anh Bình thì cần có niềm đam mê vô bờ bến. Có những mẫu anh mất 2 - 3 năm mới hoàn tất nhưng chưa bao giờ anh chán nản bỏ cuộc. Trái lại, khi nhìn thấy sản phẩm thành hình, anh rất vui vì thấy được thành quả của một cuộc chơi đòi hỏi sự kiên trì.
Bình luận (0)