Camera "đo" mức độ nhiễm phóng xạ

31/03/2012 20:25 GMT+7

(TNO) Các chuyên gia Nhật Bản đã phối hợp chế tạo một loại camera ứng dụng công nghệ không gian, có thể sớm phát hiện tình trạng nhiễm phóng xạ trên mặt đất.

(TNO) Các chuyên gia Nhật Bản đã phối hợp chế tạo một loại camera ứng dụng công nghệ không gian, có thể sớm phát hiện tình trạng nhiễm phóng xạ trên mặt đất.

Đã hơn một năm sau thảm họa hạt nhân ở Nhật Bản, mối đe dọa vô hình vẫn còn lẩn quẩn tại các khu vực gần Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.

Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia đã chế tạo thành công một camera mới dựa trên công nghệ không gian Nhật Bản, cho phép con người “nhìn” được mức độ nhiễm phóng xạ tại khu vực di tản khẩn cấp xung quanh nhà máy điện hạt nhân, với bán kính 19 km.


Các khu vực nhiễm phóng xạ hạt nhân hiện rõ trước ống kính của camera mới - Ảnh: Tepco

Công nghệ này hoạt động bằng cách phát hiện những phân tử phóng xạ phát ra tia gamma, dạng ánh sáng mang theo năng lượng cao nhất trong toàn vũ trụ.

Cơ quan Thám hiểm Không gian Nhật Bản (JAXA) ban đầu phát triển công nghệ trên cho vệ tinh quan sát tia X sắp tới của nước này, gọi là ASTRO-H.

Tuy nhiên, sau đó họ tìm được cách chuyển đổi để tích hợp vào camera có cái tên dài ngoằng là Super-wide Angle Compton Camera, tạm dịch camera góc nhìn siêu rộng Compton, có thể phát hiện các chất phóng xạ độc hại như Cesium 137 và Cesium 134.

Góc nhìn 180 độ của camera cho thấy các phân tử phóng xạ tản mát trên mặt đất và trên nóc nhà của một ngôi làng trong vùng Fukushima, trong cuộc thử nghiệm vào ngày 11.2.

Dự án trên có sự tham gia của các chuyên gia JAXA, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản và nhà máy điện TEPCO, theo thông tin trên website của TEPCO.

Hạo Nhiên

>> Vùng đất chết" ở Nhật
>> Nhật Bản một năm sau thảm họa
>> Những "vết thương" dần hồi phục sau thảm họa ngày 11.3
>> Nhật Bản rùng mình trước thảm họa
>> Nhật mở cuộc điều tra mới về thảm họa hạt nhân
>> Nghị sĩ Nhật uống nước từ Nhà máy Fukushima
>> Phát hiện phóng xạ strontium ở Yokohama
>> TEPCO bỏ 4 lò phản ứng
>> Nhật nâng mức rò rỉ hạt nhân
>> Nhật Bản rung chuyển vì động đất mạnh
>> Thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản: Một năm nhìn lại

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.