Căng thẳng Triều Tiên: tấn công hay đàm phán ?

15/10/2017 07:53 GMT+7

Tình hình của bán đảo Triều Tiên lại căng thẳng và thái độ của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đang thay đổi khi nói đến chiến tranh nhiều hơn trước kia.

Dù Washington có thừa sức mạnh để tấn công phủ đầu tên lửa của Bình Nhưỡng, nhưng Triều Tiên vẫn còn một lựa chọn khác để phản kháng là điều động pháo binh khai hỏa để bắn phá Hàn Quốc. Như vậy, vấn đề tiếp theo đặt ra là nếu chẳng có cách vừa tấn công Bình Nhưỡng vừa đảm bảo an toàn cho Seoul, thì Washington phải lựa chọn biện pháp quân sự gì?
Việc triển khai oanh tạc cơ B-1 gần vùng trời Bình Nhưỡng là một cách để Mỹ cảnh báo rằng nước này thừa sức vô hiệu hóa tên lửa Triều Tiên bất cứ lúc nào. Tuy vậy, trong thực tế thì chọn lựa này dường như vẫn chưa đủ sức lung lay ý chí của Triều Tiên khi nước này đã sở hữu vũ khí hạt nhân.
Chính vì rất khó để Washington có một giải pháp quân sự nhằm vào Bình Nhưỡng, nên dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama, lãnh đạo Triều Tiên dường như chẳng hề kiêng dè khi phát triển vũ khí hạt nhân.
Cũng do vậy, nếu Tổng thống Trump thể hiện rằng bản thân khó lường hơn người tiền nhiệm thì có thể cũng là cách để Bình Nhưỡng e ngại, để phải ngồi vào bàn đàm phán.
Một số thông tin gần đây cho rằng hai bên đang âm thầm đàm phán. Điều này có thể hợp lý, bởi nếu Washington thực sự có ý định tấn công Bình Nhưỡng, giới lãnh đạo Nhật Bản sẽ nhận được thông tin và nếu thế thì Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ không giải tán hạ viện để tổ chức bầu cử.

tin liên quan

Căng thẳng Triều Tiên lại tăng nhiệt
CHDCND Triều Tiên được cho là có thể phóng tên lửa đạn đạo trong vài ngày tới để đáp trả việc Mỹ triển khai khí tài quân sự tới khu vực.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.