Trong những hoạt động gây quan ngại trong năm 2018 của Trung Quốc ở Biển Đông có vụ tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc xâm phạm khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ đầu tháng 7 đến gần cuối tháng 10.2019 và tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines hồi tháng 6, theo chuyên trang UNSI News hôm 27.1 dẫn lời một nhóm chuyên gia cho hay.
Trong đó, chuyên gia Gregory Poling, Giám đốc Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ), cảnh báo “Trung Quốc đang ở trong tư thế chủ động” khi nước này hoàn tất hoạt động bồi đắp xây đảo nhận tạo phi pháp ở Biển Đông mà từ đó có thể hỗ trợ cho việc triển khai ổn định, lâu dài tàu hải cảnh và tàu dân quân biển để củng cố tuyên bố chủ quyền phi pháp của nước này ở khu vực.
Ông Poling còn cảnh báo Trung Quốc dường như có ý định “quấy nhiễu trong các lô dầu khí [ở Biển Đông], nơi đã diễn ra hoạt động khoan dầu”, để cản trở hoạt động như thế. Ông lưu ý Trung Quốc có thể hiện thực hóa ý đồ này nhờ vào số lượng khổng lồ các tàu hải cảnh và dân quân biển hiện nay.
Cũng theo ông Poling, Mỹ có thể lên tiếng phản đối một khi Trung Quốc có hành động cản trở các nước láng giềng trong việc khai thác dầu khí ở Biển Đông nhưng sẽ tránh xung đột quân sự. Tuy nhiên, nếu sự cố nguy hiểm có liên quan đến Philippines, một đồng minh của Mỹ, vấn đề có thể trở nên phức tạp hơn đối với Washington.
Ngoài Biển Đông, Triều Tiên cũng là một điểm nóng lớn về an ninh tại châu Á, theo nhóm chuyên gia.
Bình luận (0)