Ngày 19.1, Thủ tướng Đức Angela Merkel và lãnh đạo của 16 bang của nước này gặp nhau để bàn các biện pháp mới nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19, giữa lúc có lo sợ những biến thể mới của SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cao hơn so với các biến thể khác. Cuộc họp diễn ra một ngày sau khi giới chức phát hiện biến thể mới chưa từng được biết đến của SARS-CoV-2 trong 35 bệnh nhân tại Bệnh viện Garmisch-Partenkirchen, miền nam nước Đức. Biến thể này khác với biến thể ở Anh, nhưng các bác sĩ không rõ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn hay không.
WHO, Trung Quốc phản ứng chậm trễTrong báo cáo công bố hôm qua, Ủy ban độc lập về Chuẩn bị và ứng phó đại dịch (IPPR) kết luận WHO và Trung Quốc đáng ra phải hành động nhanh chóng và mạnh mẽ hơn vào thời gian đầu, khi dịch Covid-19 mới bùng phát. “Điều rõ ràng là cơ quan y tế địa phương và quốc gia của Trung Quốc đã có thể áp dụng các biện pháp y tế công cộng mạnh mẽ hơn vào tháng 1.2020”, IPPR kết luận.
Bên cạnh đó, IPPR cho rằng WHO đã chậm trễ trong việc ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu, cảnh báo vi rút có thể lây từ người sang người, ban bố Covid-19 là đại dịch. IPPR được thành lập vào tháng 7.2020 để đánh giá công tác ứng phó của thế giới đối với đại dịch Covid-19. Việc thành lập dựa trên nghị quyết của Đại hội đồng Y tế thế giới thông qua vào tháng 5.2020 sau khi các thành viên kêu gọi WHO đánh giá độc lập và toàn diện công tác ứng phó đại dịch.
Liên quan cuộc điều tra của WHO đối với nguồn gốc gây Covid-19, nhóm chuyên gia quốc tế đang cách ly tại TP.Vũ Hán (Trung Quốc) và họp trực tuyến với chuyên gia sở tại trước khi đi thực địa.
Vi Trân
|
L452R cũng khác với biến thể B.1.1.7, được phát hiện lần đầu tiên ở Anh và sau đó ở 12 bang của Mỹ. Theo giới nghiên cứu, B.1.1.7 có khả năng lây nhiễm cao hơn so với biến thể ban đầu của SARS-CoV-2 từ 50 - 70%. Tương tự, các chuyên gia ở Nam Phi hôm qua kết luận biến thể mới của SARS-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện ở nước này có khả năng lây nhiễm cao hơn so với những biến thể khác tới 50%, nhưng không có bằng chứng cho thấy biến thể mới này có nguy cơ gây tử vong cao hơn hay không, theo AFP. Biến thể ở Nam Phi và B.1.1.7 đã lây lan tới hơn 50 quốc gia.
Kể từ khi Trung Quốc hồi cuối năm 2019 thông báo cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về những ca bệnh “viêm phổi lạ” đầu tiên mà sau này được xác định là Covid-19, số ca nhiễm trên toàn cầu đến nay tăng lên hơn 95 triệu ca, với trên 2 triệu ca tử vong.
Bình luận (0)