Cùng cảnh nên co cụm

25/12/2017 07:44 GMT+7

Bản chất sự việc không mới mẻ và đặc biệt nhưng thời điểm Anh và Ba Lan thỏa thuận tăng cường hợp tác quân sự, quốc phòng lẫn kinh tế, thương mại khiến nó trở nên đáng chú ý.

Cả hai đều là thành viên NATO nên chủ định tăng cường hợp tác quân sự mang tính chính trị hơn là nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về an ninh quốc gia. Hiện tại, Anh đã quyết ra khỏi EU (Brexit) còn Ba Lan bị Ủy ban EU kích hoạt điều 7 trong Hiệp ước Lisbon về thành lập liên minh năm 2000 để khởi động quá trình trừng phạt. Trên lý thuyết, quá trình này có thể dẫn đến truất quyền biểu quyết của Ba Lan trong EU. Trong lịch sử đến nay, EU chưa từng lần nào kích hoạt điều 7, vốn được đưa vào Hiệp ước Lisbon để tạo hiệu ứng phòng ngừa chứ không phải để phải để vận dụng. Như vậy, Anh hiện đang biệt lập còn Ba Lan bị cô lập trong EU.
Cùng cảnh ngộ nên hai nước mới tụ về với nhau, giống như cùng hội nên tạo dựng cùng thuyền. London muốn tranh thủ riêng các thành viên EU để bù đắp cho việc không còn là thành viên của khối. Mục tiêu trước hết còn là phân hóa nội bộ EU nhằm phục vụ cho quá trình đàm phán về Brexit. Warsaw thì muốn dùng quan hệ với các đối tác bên ngoài EU để đối phó với áp lực từ phía trong và nếu gây dựng được đối trọng thì càng lợi thêm. Ở đây, lợi ích chung chứ không phải giá trị chung gắn kết họ với nhau.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.