Nó bao hàm cơ sở và quy trình pháp lý cho việc EU trừng phạt thành viên của liên minh với kết quả cuối cùng là truất quyền biểu quyết của thành viên trong EU. Cuộc cải cách tư pháp ở Ba Lan đã khởi nguồn cho tiền lệ bất đắc dĩ này của EU.
Trong thực chất thì cuộc cải cách ấy ở Ba Lan chỉ là giọt nước làm tràn ly chứ kể từ khi đảng Luật pháp và Công lý (PiS) lên cầm quyền ở Ba Lan cách đây hơn 2 năm, mối quan hệ giữa nước này và EU đã xấu đi theo thời gian. Đảng PiS và chính phủ hiện tại ở Ba Lan có lợi ích đối nội riêng để bất chấp và thách thức EU trong khi EU bị chính thành viên này đẩy vào tình thế không còn sự lựa chọn nào khác.
Trong nhìn nhận của EU, quan điểm đường lối của PiS và chính phủ Ba Lan không tương thích với những tiêu chuẩn và giá trị cơ bản chung của EU, bào mòn nhà nước pháp quyền, hủy hoại nguyên tắc tam quyền phân lập và tính độc lập của tòa án. Nếu không xử lý Ba Lan bằng luật pháp chung của EU thì EU không thể tránh khỏi bị coi là đạo đức giả, là lá mặt lá trái và "tiêu chuẩn kép".
Đồng thời nếu không kiên quyết với Ba Lan thì EU không thể răn đe được những thành viên EU khác nuôi ý định bất chấp EU như Ba Lan. Sự ủng hộ của Hungary khiến Ba Lan không lo ngại nhưng không phải vì thế mà không bị tổn hại gì về chính trị trong EU và ở châu Âu. Còn đối với EU, làm thế vì buộc phải vậy thôi chứ thật ra đâu có hay ho gì.
tin liên quan
Bước chuyển kịp thờiSau Hiệp ước Schengen và đồng euro, EU nay có được bước đi quan trọng
mới hướng tới một mục tiêu mới về hợp tác, liên kết và nhất thể hóa châu
lục
Bình luận (0)