Đại học Ấn Độ mở lớp dạy bác sĩ chữa ‘ma ám’

27/12/2019 14:41 GMT+7

Một trường đại học danh tiếng ở Ấn Độ sẽ mở khóa học dạy bác sĩ cách điều trị những người cho rằng mình bị “ma ám”.

Khóa học kéo dài 6 tháng tại Đại học Banaras Hindu ở thành phố Varanasi, miền bắc Ấn Độ sẽ bắt đầu vào tháng 1.2020.
Ban quản lý trường Đại học Banaras Hindu cho biết họ sẽ tập trung vào giảng dạy cách chữa trị những rối loạn tâm lý thường bị nhầm lẫn với các hiện tượng huyền bí.
Đứng lớp khóa học trên sẽ là các giảng viên khoa Y học cổ truyền Ấn Độ thuộc Đại học Banaras Hindu, theo hãng tin IANS ngày 27.12.
Theo đại diện trường Đại học Banaras Hindu, một khoa mới mang tên “Khoa ma học” cũng vừa được thành lập tại đây.
“Khoa ma học chủ yếu nghiên cứu mọi vấn đề liên quan đến rối loạn tâm lý, các bệnh gây ra bởi những nguyên nhân không rõ và các bệnh về tâm lý”, bà Yamini Bhushan Tripathi, trưởng Khoa Y học cổ truyền Ấn Độ, cho biết.
Bà Tripathi nói thêm Đại học Banaras Hindu là trường đầu tiên tại Ấn Độ mở khóa học như vậy, sẽ dạy các bác sĩ về “những phương thuốc cổ truyền để điều trị các bệnh liên quan đến ma”.

[VIDEO] Vì sao trầm cảm dẫn người trẻ đến tự tử dưới góc nhìn của Tiến sĩ Pepper

Phương thuốc điều trị bằng y học cổ truyền thường bao gồm thuốc thảo dược, thay đổi chế độ ăn uống, mát xa, phương pháp thở và các hình thức tập thể dục khác.
Theo một cuộc khảo sát năm 2016 của Viện sức khỏe tâm thần và khoa học thần kinh quốc gia Ấn Độ (Nimhans), gần 14% dân số Ấn Độ bị bệnh tâm thần. Và vào năm 2017, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính rằng 20% dân số Ấn Độ có thể bị trầm cảm tại một số thời điểm trong cuộc đời của họ.
Được biết, có khoảng 4.000 chuyên gia về sức khỏe tâm thần ở quốc gia có 1,3 tỉ người này và mọi vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần hiện vẫn chưa được coi trọng tại Ấn Độ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.