Dấu mốc tang thương tại Ấn Độ

Khánh An
Khánh An
10/05/2021 06:30 GMT+7

Tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Ấn Độ tiếp tục diễn biến xấu, khi số người nhiễm và tử vong đều ở mức báo động đỏ.

Reuters đưa tin Ấn Độ hôm qua ghi nhận thêm 4.092 ca tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ, là ngày thứ hai liên tiếp nước này trải qua dấu mốc đáng sợ hơn 4.000 người chết. Theo Bộ Y tế Ấn Độ, 403.738 ca mắc Covid-19 mới được ghi nhận, nâng tổng số ca mắc lên 22,3 triệu, trong đó có 242.362 ca tử vong.

Các biến thể nguy hiểm

Nhiều bang ở Ấn Độ đã áp dụng phong tỏa phòng, chống Covid-19 nghiêm ngặt trong tháng qua, trong khi những bang khác vừa thông báo các biện pháp hạn chế di chuyển đến nơi đông người, đóng cửa rạp chiếu phim, nhà hàng, quán bar và trung tâm mua sắm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia muốn chính phủ áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc như trong làn sóng Covid-19 lần đầu vào năm ngoái.

Chính phủ Ấn Độ "phung phí" thành công ban đầu trong kiểm soát dịch Covid-19

Ca tử vong đầu tiên vì Covid-19 tại Lào là người Việt

Tờ The Laotian Times đưa tin một nữ bệnh nhân Covid-19 người Việt đã không qua khỏi tại Bệnh viện Setthathirath tại thủ đô Vientiane vào sáng 9.5, trở thành ca Covid-19 tử vong đầu tiên được ghi nhận tại Lào.
Trả lời Thanh Niên tối 9.5, ông Nguyễn Duy Quận, Trưởng phòng Lãnh sự Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, cho hay bệnh nhân vừa tử vong tên L.T.T, mang quốc tịch Việt Nam, sinh ngày 25.2.1969, quê Bắc Kạn. Bà thường trú tại tỉnh Thái Nguyên trước khi nhập cảnh Lào từ tháng 2.2020, làm nhân viên bếp tại quán karaoke Victor, bản Naxay, quận Xaysetha, thủ đô Vientiane.
Bà T. được xác định dương tính với Covid-19 và nhập viện từ ngày 30.4, có bệnh nền như gan, tiểu đường, mỡ trong máu. Bà tử vong vào 1 giờ sáng 9.5.
Theo ông Quận, đại sứ quán đã phối hợp với Bệnh viện Setthathirath và gia đình lo hậu sự cho bà T. Đến nay, thi hài bà đã được hỏa táng theo quy định của Lào đối với người tử vong do Covid-19 và được gửi tại chùa Phật Tích. Đại sứ quán đang làm việc với các cơ quan chức năng của Lào và Việt Nam, tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để gia đình bà nhận tro cốt trong thời gian sớm nhất, phù hợp với tình hình dịch bệnh tại cả hai nước.
“Trước tình hình trên, đại sứ quán tiếp tục khuyến nghị công dân Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại Lào tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, thực hiện nghiêm túc quy định của Lào, không rời khỏi nơi cư trú trừ trường hợp khẩn cấp. Nếu phát hiện thấy triệu chứng bệnh, khẩn trương đến các cơ sở y tế gần nhất để khai báo, khám và điều trị bệnh, tránh trì hoãn gây khó khăn cho việc điều trị và biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe”, đại sứ quán khuyến cáo.
Theo ông Quận, đối với các trường hợp khẩn cấp, liên hệ theo số điện thoại đường dây nóng của Phòng Lãnh sự đại sứ quán theo các số 02096106775 hoặc 02098347979.
Theo khoa học gia trưởng Soumya Swaminathan của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể B.1.617 của vi rút gây Covid-19 có khả năng lây lan nhanh là một trong những yếu tố quan trọng gây ra đợt bùng phát dịch kinh hoàng hiện nay ở Ấn Độ. AFP dẫn lời chuyên gia này khuyến cáo Ấn Độ cần tăng cường các biện pháp phòng dịch, vì tiến độ tiêm vắc xin ở nước này chỉ mới đạt khoảng 2% dân số.
Tại nước láng giềng Pakistan, Trung tâm khoa học hóa sinh quốc tế (ICCBS) cho hay biến thể tại Anh hiện chiếm đến 70% số ca mắc Covid-19 trên cả nước. Theo ICCBS, Pakistan có thể đã có biến thể B.1.617 từ Ấn Độ, nhưng chưa phát hiện vì đang chờ mua bộ xét nghiệm phù hợp. Đến hôm qua, Pakistan ghi nhận 858.026 ca mắc Covid-19 với 18.915 ca tử vong.

Nepal lặp lại hình ảnh hỏa táng người chết vì Covid-19 bên bờ sông như Ấn Độ

Áp lực về vắc xin

Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp tại nhiều nước, Liên minh Châu Âu (EU) thúc giục Mỹ dỡ bỏ giới hạn về xuất khẩu vắc xin và có kế hoạch cụ thể về việc gác lại bằng sáng chế. “Tôi kêu gọi rõ ràng rằng Mỹ cần chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu không chỉ với vắc xin mà còn với nguyên liệu bào chế”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh. Tương tự, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết EU đã xuất khẩu rất nhiều các sản phẩm trên và Mỹ cũng nên hành động tương tự.
Theo hai nhà lãnh đạo, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel sẵn sàng thảo luận với Mỹ về việc dỡ bỏ bằng sáng chế vắc xin Covid-19.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.