Hậu trường chính trị: Bước qua lịch sử

31/10/2019 10:46 GMT+7

Nghị quyết diệt chủng Armenia sẽ chỉ ra đâu là ưu tiên của Mỹ: giữ quan hệ tốt với Thổ Nhĩ Kỳ hoặc công nhận sự thật lịch sử.

Mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ thêm phần trắc trở sau khi Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết tuyên bố việc quân đội đế quốc Ottoman thảm sát 1,5 triệu người Armenia trong Thế chiến 1 là “tội ác diệt chủng”.
Thổ Nhĩ Kỳ - nước thừa kế về phương diện pháp lý quốc tế của Đế chế Ottoman, kiên quyết không chấp nhận từ diệt chủng và nói rằng rất nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ cũng mất mạng trong giai đoạn này. Nước này dù thừa nhận sự tàn khốc nhưng nói con số thiệt mạng chỉ khoảng 300.000 người và họ chết vì những lý do bình thường trong chiến tranh chứ không phải bị tàn sát có hệ thống.
Để giữ gìn quan hệ song phương mà chính quyền liên bang Mỹ trước nay cũng không dùng từ diệt chủng dù nghị quyết tương tự cũng từng được mang ra bàn luận và 49 trong 50 tiểu bang đã công nhận việc này. Tuy nhiên, trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ liên tục có những hành động không nể nang, từ việc mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ, cho đến tấn công người Kurd - đồng minh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) của Mỹ ở Syria, giới nghị sĩ Mỹ đã có câu trả lời của mình. Như nghị sĩ Duma Quốc gia Nga Konstantin Zatulin từng bình luận, nghị quyết diệt chủng Armenia sẽ chỉ ra đâu là ưu tiên của Mỹ: giữ quan hệ tốt với Thổ Nhĩ Kỳ hoặc công nhận sự thật lịch sử.

[VIDEO] Có lệnh ngừng bắn "lâu dài" ở Syria, Tổng thống Trump bỏ cấm vận Thổ Nhĩ Kỳ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.