Reuters hôm qua dẫn lời Thượng nghị sĩ Mỹ Tammy Duckworth cam kết viện trợ 750.000 liều vắc xin Covid-19 cho Đài Loan, khi bà tham gia nhóm thượng nghị sĩ đến thăm Đài Loan. Hiện Đài Loan chỉ mới tiêm vắc xin cho 3% dân số 23,5 triệu và đang thiếu vắc xin.
Nhiều nước tham gia
Trước tình hình đại dịch diễn biến phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới, Mỹ đang cùng nhiều nước xúc tiến viện trợ vắc xin, trong đó Nhật Bản ngày 4.6 cam kết viện trợ 1,24 triệu liều cho Đài Loan. Theo CNBC, Nhật đã đặt mua hơn 300 triệu liều vắc xin của các hãng Pfizer, Moderna, AstraZeneca và dự định viện trợ vắc xin cho nhiều nước ở châu Á - Thái Bình Dương.
Bệnh dịch diễn biến phức tạp ở CampuchiaDịch bệnh ở Campuchia đang diễn biến phức tạp, đặc biệt ở các tỉnh gần biên giới với Việt Nam.
Theo Khmer Times, hôm qua tỉnh Kratie đã có người đầu tiên tử vong vì Covid-19. Chợ Phsar Takeo ở tỉnh Takeo hôm qua cũng bắt đầu phải đóng cửa trong 14 ngày để kiểm soát dịch sau khi nhiều tiểu thương xét nghiệm dương tính. Một số huyện tại tỉnh Sihanoukville tiếp tục được xem là khu vực có rủi ro cao. Tuy nhiên, nhiều người ở Sihanoukville vẫn lập sới bạc, bất chấp quy định chống dịch. Do đó, cảnh sát Sihanoukville đang tăng cường kiểm tra để đảm bảo người dân tuân thủ lệnh phong tỏa.
Ngày 6.6, Campuchia ghi nhận thêm 631 ca mắc Covid-19, nâng tổng số người bệnh tại đây lên 34.244. Nước này cũng báo cáo 1.069 người khỏi bệnh, lần đầu tiên con số này cao hơn ca mắc bệnh trong ngày. Tuy nhiên, số người chết ở Campuchia tiếp tục tăng vào ngày 6.6. Nước này có thêm 11 người tử vong, đưa tổng số nạn nhân lên 263, theo Khmer Times. Bộ Y tế Campuchia cũng thông báo nước này đã phát hiện những bệnh nhân đầu tiên mắc biến chủng B.1.617, biến chủng được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ, và kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác.
Đông A
|
Theo thống kê của Công ty Bridge Consulting (trụ sở tại Bắc Kinh), Trung Quốc cũng đã viện trợ 17,4 triệu liều vắc xin Sinovac và Sinopharm tính đến ngày 17.5. CNN dẫn phân tích của tổ chức Think Global Health (Mỹ) cho rằng phần lớn các lô vắc xin Trung Quốc đưa ra nước ngoài chủ yếu để bán nhiều hơn là viện trợ, với 63 trong số 65 nước được viện trợ nằm trong sáng kiến Vành đai và Con đường của nước này.
Liên quan kế hoạch phân phối 1 tỉ liều vắc xin cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của “bộ tứ kim cương”, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris ngày 3.6 điện đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và cam kết chia sẻ vật liệu sản xuất vắc xin. Hai bên đều nhấn mạnh tầm quan trọng của kế hoạch trên nhằm đối phó ảnh hưởng lâu dài của đại dịch.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi lãnh đạo các nước G7 cam kết tiêm chủng Covid-19 cho toàn thế giới trước thời điểm cuối năm 2022. Anh đã đặt mua hơn 500 triệu liều vắc xin cho dân số 67 triệu người và cam kết viện trợ những liều không dùng.
COVAX vẫn thiếu hụt nguồn
Trong khi đó, sáng kiến chia sẻ vắc xin toàn cầu COVAX của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện vẫn đang thiếu hụt nguồn cung, sau khi phân phối 80 triệu liều đến 129 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện các nước giàu cam kết viện trợ thêm khoảng 150 triệu liều, bên cạnh số vắc xin mua bằng quỹ COVAX quyên góp, nhưng tình trạng thiếu hụt vẫn chưa cải thiện. Ước tính COVAX cần thêm 250 triệu liều trước thời điểm cuối tháng 9 nhằm đảm bảo tiến độ tiêm chủng ít nhất 30 - 40% dân số thế giới trong năm nay.
Ngày 2.6, COVAX nhận thêm 2,4 tỉ USD quyên góp, nhiều hơn mục tiêu 2 tỉ USD, nhưng nguồn cung vắc xin đang gặp nhiều khó khăn, sau khi Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) không còn để cung cấp do phải đối phó tình hình đại dịch trong nước. SII dự kiến khôi phục việc cung cấp vắc xin cho COVAX trong năm nay và CEO Adar Poonawalla của SII tỏ ra lạc quan khi hy vọng sẽ cung cấp trở lại trong “vài tháng tới”, khi tình hình ở Ấn Độ cải thiện.
Bình luận (0)