Phát hiện loài khủng long mới qua hóa thạch 125 triệu năm tuổi chôn vùi trong tro núi lửa

22/09/2020 14:25 GMT+7

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện những hóa thạch khủng long 125 triệu năm tuổi, được bảo quản trong tình trạng hoàn hảo và những dấu vết tại hiện trường cho thấy chúng đã bị chôn vùi trong một đợt phun trào núi lửa.

Báo cáo mới, được công bố trên chuyên san PeerJ, cho hay loài khủng long mới đã được phát hiện tại tỉnh Liêu Ninh, miền tây Trung Quốc, nên được đặt tên là Changmiania liaoningensis (có nghĩa là “giấc ngủ thiên thu từ Liêu Ninh” theo tiếng Trung).
“Những con khủng long này nhanh chóng bị bao phủ bởi tro bụi núi lửa vào thời điểm còn sống hoặc vừa tử vong”, theo đồng tác giả - nhà cổ sinh vật học Pascal Godefroit.
C. liaoningensis có kích thước khiêm tốn nếu so với những loài khủng long ăn thực vật thời đó như Titanosaur. Chiều dài của con trưởng thành khoảng 1,2m, với đôi chân đầy mạnh mẽ và cái đuôi dài.
Những đặc điểm trên cho thấy chúng là loài khủng long có sức mạnh và tốc độ đáng nể, đứng thẳng trên hai chi dưới.
“Tuy nhiên, những đặc điểm cụ thể của bộ xương cho thấy C. liaoningensis có thể đào hang, giống như loài thỏ ngày nay”, ông Godefroit bổ sung.
Vì thế, nhiều khả năng chúng đang nằm nghỉ ngơi dưới hang sâu vào thời điểm núi lửa phun cách đây 125 triệu năm.

Hóa thạch hé lộ cuộc săn mồi "lưỡng bại câu thương" 240 triệu năm trước

Các loài khủng long đã bị xóa sổ khỏi bề mặt địa cầu cách đây 65 triệu năm, mà theo giải thuyết được tán đồng nhiều nhất là do một tiểu hành tinh đâm vào Trái đất ở điểm giờ đây là bán đảo Yucatan của Mexico.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.