Phát hiện siêu Trái đất mới, chỉ mất 2,4 ngày xoay quanh sao trung tâm

19/04/2021 15:01 GMT+7

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một mục tiêu thú vị: cách chúng ta khoảng 36 năm ánh sáng, một siêu Trái đất xoay quanh sao lùn đỏ GJ-740 với thời gian nhanh đáng nể.

GJ-740 là sao lùn đỏ có nhiệt độ nguội hơn hệ mặt trời của chúng ta. Nhiệt độ bề mặt của nó chỉ từ 2400 đến 3700 độ kelvin (tức nguội hơn 2000oC so với mặt trời).
Ngôi sao trên có khối lượng chỉ bằng từ 0,08 đến 0,45 so với mặt trời, và hành tinh của nó được xác định là một siêu Trái đất, với kích thước lớn gấp 3 lần so với khối lượng của địa cầu, theo báo cáo trên chuyên san Astronomy & Astrophysics.
Các nhà khoa học cho rằng nhiều khả năng hệ sao trên sẽ trở thành đối tượng nghiên cứu trọng điểm của giới thiên văn học Trái đất trong tương lai.
Nhờ vào các kính viễn vọng đường kính khổng lồ chuẩn bị được đưa vào sử dụng cuối thập niên này, các nhà khoa học có thể nghiên cứu kỹ lưỡng sao GJ-740 và hành tinh của nó.
Siêu Trái đất vừa tìm được có thời gian hoàn tất quỹ đạo nhanh thứ hai trong nhóm các sao lùn đỏ từ trước đến nay.
Khối lượng và thời gian hoàn tất quỹ đạo của nó cho thấy đây là một hành tinh đá với bán kính gấp khoảng 1,4 lần so với Trái đất.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.