“Một cộng đồng lớn của vi khuẩn đang cư ngụ bên trong dạ cỏ và chịu trách nhiệm tiêu hóa thức ăn ở loài bò”, theo đồng tác giả Doris Ribitsch, nhà nghiên cứu của Đại học Các Tài nguyên Thiên nhiên và Khoa học Đời sống tại Vienna (Áo).
Sau khi phát hiện sự tồn tại của nhóm vi khuẩn này, bà và cộng sự thực hiện các thí nghiệm với hy vọng có thể tìm ra cơ chế áp dụng cho việc thủy phân nhựa.
Tổng cộng các nhà nghiên cứu đã cho vi khuẩn trong dạ cỏ bò “ăn” ba loại nhựa khác nhau. Đầu tiên, họ sử dụng polyethylene terephthalate (PET), một loại nhựa phổ biến dùng trong ngành dệt may và đóng gói bao bì.
Kế đến, họ thử với polybutylene adipate terephthalate (PBAT), loại nhựa phân hủy sinh học, và cuối cùng là vật liệu nhựa gọi là polyethylene furanoate (PEF) có nguồn gốc sinh học.
Kết quả cho thấy vi khuẩn trong dạ cỏ phân hủy được cả 3 loại nhựa, với hiệu quả cao hơn các dòng vi khuẩn từng được thí nghiệm trước đó.
Theo các chuyên gia, cộng đồng vi khuẩn trong dạ cỏ nhiều khả năng không chỉ tạo ra một mà là nhiều enzyme đủ sức xử lý nhựa. Phát hiện này có thể mang đến giải pháp giảm tình trạng xả rác nhựa bừa bãi và gây ô nhiễm nghiêm trọng các hệ sinh thái như hiện nay.
Bình luận (0)