• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Tìm thấy vi khuẩn 'ăn nhựa' trong dạ dày bò

03/07/2021 09:07 GMT+7

Các nhà nghiên cứu phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn phân hủy được nhựa trong dạ cỏ, một trong bốn ngăn của dạ dày loài bò, theo báo cáo đăng trên chuyên san Frontiers in Bioengineering and Biotechnology .

“Một cộng đồng lớn của vi khuẩn đang cư ngụ bên trong dạ cỏ và chịu trách nhiệm tiêu hóa thức ăn ở loài bò”, theo đồng tác giả Doris Ribitsch, nhà nghiên cứu của Đại học Các Tài nguyên Thiên nhiên và Khoa học Đời sống tại Vienna (Áo).
Sau khi phát hiện sự tồn tại của nhóm vi khuẩn này, bà và cộng sự thực hiện các thí nghiệm với hy vọng có thể tìm ra cơ chế áp dụng cho việc thủy phân nhựa.
Tổng cộng các nhà nghiên cứu đã cho vi khuẩn trong dạ cỏ bò “ăn” ba loại nhựa khác nhau. Đầu tiên, họ sử dụng polyethylene terephthalate (PET), một loại nhựa phổ biến dùng trong ngành dệt may và đóng gói bao bì.
Kế đến, họ thử với polybutylene adipate terephthalate (PBAT), loại nhựa phân hủy sinh học, và cuối cùng là vật liệu nhựa gọi là polyethylene furanoate (PEF) có nguồn gốc sinh học.

Chúng ta nuốt phải bao nhiêu vi nhựa mỗi ngày?

Kết quả cho thấy vi khuẩn trong dạ cỏ phân hủy được cả 3 loại nhựa, với hiệu quả cao hơn các dòng vi khuẩn từng được thí nghiệm trước đó.
Theo các chuyên gia, cộng đồng vi khuẩn trong dạ cỏ nhiều khả năng không chỉ tạo ra một mà là nhiều enzyme đủ sức xử lý nhựa. Phát hiện này có thể mang đến giải pháp giảm tình trạng xả rác nhựa bừa bãi và gây ô nhiễm nghiêm trọng các hệ sinh thái như hiện nay.
Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.