Có đường kính khoảng 100 m, tiểu hành tinh được gọi là 2019 OK đã lướt qua Trái đất ở khoảng cách 70.000 km vào khoảng 11 giờ sáng 25.7 với tốc độ 24 km/giây.
Các nhà thiên văn học ban đầu không biết 2019 OK đang hướng về Trái đất do tiểu hành tinh bay về phía chúng ta từ hướng mặt trời.
Tờ The Sydney Morning Herald dẫn lời phó giáo sư Michael Brown thuộc Đại học Monash (Úc) cho biết: “Nó lao tới rất gần. Nếu đâm trúng trái đất, nó sẽ tạo ra tiếng nổ như của vũ khí hạt nhân”.
Phó giáo sư thiên văn học Alan Duffy của Đại học Swinburne (Úc) cũng thừa nhận tiểu hành tinh có đường kính từ 53 mđến 150 m nếu đâm vào trái đất sẽ có “sức công phá gấp 30 lần qua bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Đó là một tiểu hành tinh ‘sát thủ thành phố’”.
Ba tiểu hành tinh khác cũng lao về hướng Trái đất trong ngày 25.7 nhưng không có tiểu hành tinh nào to lớn hoặc tiếp cận ở khoảng cách gần như 2019 OK.
Tiểu hành tinh 2019 OK đã được các nhóm thiên văn học riêng biệt có trụ sở tại Brazil và Mỹ phát hiện trong vài ngày qua.
Bình luận (0)