Bóng đá Sài Gòn hồi sinh: Khi ánh sáng đèn sân Thống Nhất không còn vàng vọt...

03/08/2020 12:07 GMT+7

Đã lâu lắm rồi, giới hâm mộ bóng đá Sài Gòn mới cảm nhận sự thức giấc của một làng bóng từng là cái nôi của cả nước nhưng suốt một thời gian dài như nàng công chúa ngủ trong rừng.

Hai đại diện bóng đá phía Nam là CLB TP.HCM và Sài Gòn FC có cùng cái sân Thống Nhất thay nhau giữ ngôi đầu bảng xếp hạng V.League 2020 là một tín hiệu ngọt ngào vô cùng sau khi những cái tên lừng lẫy đi vào cõi tạm.

Một thời đã xa

Bóng đá Sài Gòn từng sản sinh ra nhiều cái tên gây cuồng si cho người yêu bóng đá như Cảng Sài Gòn, Hải Quan, Sở Công Nghiệp, Công Nghiệp Thực Phẩm, Công an TP.HCM... vang bóng một thời.

HLV Chung Hae-seong ra đi, Công Phượng sẽ tiếp tục khẳng định đẳng cấp tại CLB TP.HCM?

Lão tướng Hồ Văn Tam kể, hồi những năm 80-90, Cảng Sài Gòn của anh đi đến đâu là giới hâm mộ rần rần đến đó. Họ yêu bóng đá bằng một trái tim chân thành, không phải kiểu fans phong trào giờ nhiều quá. Tam nhớ lại những lần Cảng Sài Gòn đi chơi bóng ở sân Phan Thiết có sức chứa 6.000 khán giả nhưng bà con mê bóng đá tràn vào sân đông nghẹt, ngồi tràn ra đường piste. Trận đấu hồi năm 1992 ấy, Cảng thua Quảng Nam Đà Nẵng 0-1 mà khán giả yêu thích cứ chạy đến sờ nắn các thần tượng rồi công kênh Ngầu Nại, Đặng Trần Chỉnh, Lư Đình Tuấn,... như ăn mừng chức vô địch, lạ lắm!

HLV Chung dốc bầu tâm sự về hành trình 3 năm cùng bóng đá Việt Nam

Cựu cầu thủ Hồ Văn Tam cũng nhớ như in lần về Sa Đéc đá với chủ nhà Đồng Tháp, còn hơn cả tiếng nữa bóng mới lăn, sân đã ngập người xem. Cả đội Cảng Sài Gòn đến sân không có đường nhúc nhích, cửa thì đóng kín sợ bà con tràn vào vỡ sân. Không còn cách nào khác, những khán giả vui tính lần lượt đỡ từng cầu thủ leo rào để vào sân. Ai cũng vừa sờ sợ vừa mắc cười.
Anh Tam kể lại một thời đã xa của bóng đá Sài Gòn để đời sau còn nhớ về các cha anh phải đá hay, đá đẹp mới có những câu chuyện giàu cảm xúc đến thế.

Chính CLB Sài Gòn đã lôi kéo người hâm mộ đến sân bằng lối chơi hào hoa

Khả Hòa

Em ruột của Hồ Văn Tam là tiền vệ Hồ Văn Lợi sau này cũng khoác áo Cảng Sài Gòn, từng đoạt giải vua phá lưới V-League duy nhất cùng với Đặng Đạo của Khánh Hòa năm 2002. Lợi kể, mỗi trận đấu của Cảng Sài Gòn trên sân Thống Nhất thường không còn một chỗ trống. Lợi nhớ ông Ba Hiền, một cổ động viên cuồng nhiệt của bóng đá Sài Gòn, trước khi nhắm mắt qua đời cứ dặn đi dặn lại con trai nhớ để chiếc áo đấu của Cảng và một trái banh trong quan tài cho cha.

Phạm Văn Phong 4 trận liên tiếp giữ sạch lưới cho Sài Gòn, sáng cửa lên tuyển

Ngày ông Ba Hiền mất, cựu tuyển thủ Đặng Trần Chỉnh mang chiếc áo số 10 có chữ ký của các cầu thủ Cảng Sài Gòn đến tri ân người cổ động viên trong tiếng trống cổ vũ hào hùng quen thuộc như ở trên khán đài B sân Thống Nhất. Đông đảo người đi viếng nước mắt vòng quanh...
Với cựu tuyển thủ Lê Huỳnh Đức hơn 20 năm xa xứ mỗi lần đưa quân SHB Đà Nẵng trở về sân Thống Nhất vẫn nghe tiếng gọi tên mình trìu mến, tiếng cổ động lảnh lót như cái thời anh tung hoành ngang dọc trong màu áo Công an TP.HCM.
Nhắc lại nỗi nhớ của cầu thủ Sài Gòn một thời oanh liệt với tình cảm của giới hâm mộ dành cho bóng đá Sài Gòn mà thèm thuồng cái không khí dễ thương và cảm động hết sức!

Sự trỗi dậy ở sân Thống Nhất

Trận đấu cuối cùng trước khi V-League tạm hoãn lần hai vì dịch Covid-19, có đến 15.000 người chen chúc nhau xem trận TP.HCM – Hà Nội đầy kịch tính. Trận derby TP.HCM – Sài Gòn vòng 6 V-League, sân Thống Nhất đã đón 8.000 khán giả, một con số không lớn như một thời hoàng kim nhưng đủ làm ấm lòng những nhà làm bóng đá phương Nam. Cũng bởi rất lâu rồi, Sài Gòn nhiều khi có 2-3 đội chơi V-League mà người hâm mộ bóng đá không thấy kiểu chơi hào hoa của làng bóng Sài Gòn.

Bất ngờ với người đứng sau vụ tiền đạo 1m80 của PVF thi đấu cho CLB Sài Gòn

Từ sau khi một số đội thuộc ngành giải thể, Cảng Sài Gòn khoác thêm chiếc áo Thép, Công an TP.HCM đổi tên Ngân hàng Đông Á,... bóng đá Sài Gòn đi xuống thảm hại.
Những năm đầu thế kỷ 20, người ta còn loáng thoáng những cái tên Navibank, hay Xi măng Xuân Thành gán ghép thêm hai chữ Sài Gòn nhưng không ra chất Sài Gòn. Sân Thống Nhất vẫn sáng đèn hiu hắt mỗi cuối tuần với liu riu khán giả trên khán đài rộng rinh chỗ ngồi. Họ bày trò xổ số trúng thưởng hay mời ca sĩ về hát chơ vơ giữa bốn bề chán ngắt. Cổ động viên vay mượn không mất tiền mua vé còn có cả quà mang về.
Ai cũng nói sẽ chung tay vì bóng đá Sài Gòn nhưng khi không có những lại quả, không có đất vàng,... thì cuộc chơi sớm nở tối tàn, chỉ còn lại đống tro tàn.

Bất chấp mưa gió, người hâm mộ TP.HCM vì yêu mà đến sân Thống Nhất

Khả Hòa

Sân Thống Nhất sáng đèn vàng vọt và gượng gạo bởi cách làm ăn xổi ở thì với những mục đích ngoài bóng đá không thể tái hiện phong cách lãng tử của một thời Sài Gòn có nhiều CLB là cái nôi bóng đá của cả nước.
Mãi đến mùa bóng 2020, làng bóng Sài Gòn như hồi sinh với sự xuất thần của Sài Gòn FC và CLB TP.HCM thay nhau giữ ngôi đầu bảng xếp hạng V-League. Thật ra hồi năm ngoái, TP.HCM từng giành vị trí á quân sau Hà Nội và ngày càng mạnh mẽ hơn với những cái tên đủ hấp dẫn người yêu bóng đá mua vé vào sân Thống Nhất.
Khác với TP.HCM, đội Sài Gòn ở mùa đầu tiên sang tay bầu Hiển để trở về trọn vẹn, họ không có ngôi sao vẫn gây sửng sốt làng bóng với 11 trận bất bại. Sài Gòn biết mình biết người, trận nào cũng tôn trọng đối thủ với lối chơi phòng ngự phản công chủ đạo đã biến nhiều đối thủ mạnh thành bại tướng.

Ông Vũ Tiến Thành được xem là quái kiệt của bóng đá Sài Gòn

Khả Hòa

HLV Vũ Tiến Thành gắn bó với bóng đá Sài Gòn mấy chục năm rất khao khát gầy dựng lại CLB theo phong cách Cảng Sài Gòn cũ, quyến rũ với lối đá mềm mại làm say lòng người.
Sẽ còn rất nhiều chông gai trên con đường phục hưng làng bóng Sài Gòn, nhưng ít ra mỗi trận đấu của Sài Gòn hay TP.HCM, khán giả vì yêu mà đến và ánh sáng đèn sân Thống Nhất rực rỡ hơn, không còn vàng vọt bởi thứ tình cảm vay mượn nữa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.