Thêm cơ hội tiêm chủng cho nước nghèo

05/11/2021 00:06 GMT+7

Tổ chức Y tế thế giới (( WHO )) vừa cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vắc xin Covid-19 do Ấn Độ phát triển, mở ra thêm cơ hội tiếp cận vắc xin cho các nước thu nhập trung bình và thấp.

Reuters

Tiêm vắc xin Covaxin tại New Delhi (Ấn Độ)

WHO hôm 3.11 đưa vắc xin Covid-19 BBV152 Covaxin của Hãng Bharat Biotech (Ấn Độ) phát triển vào danh sách được cấp phép sử dụng khẩn cấp.

Covaxin là vắc xin bất hoạt, cần tiêm 2 liều (mỗi liều 0,5 ml) và cách nhau 4 tuần. Vắc xin này đã được cấp phép tại 9 quốc gia, được WHO khuyến cáo tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên. Theo WHO, hiệu quả trong việc ngăn chặn Covid-19 ở các mức độ bệnh nói chung là 78% sau 14 ngày kể từ mũi thứ hai, hiệu quả 93% trong việc ngăn chặn bệnh nặng và có thể đối phó với các biến thể như Delta (65%), Kappa (90%).

Covaxin, vắc xin Covid-19 vừa được Bộ Y tế cấp phép hiệu quả ra sao?

Đây là vắc xin thứ 8 được WHO cấp phép sau các loại Moderna, Pfizer/BioNTech, Johnson & Johnson, AstraZeneca, Covishield, Sinopharm và Sinovac. WHO cho rằng Covaxin là loại vắc xin cực kỳ phù hợp cho các nước thu nhập trung bình và thấp vì dễ bảo quản.

Bà Mariangela Simao, trợ lý Tổng giám đốc WHO phụ trách tiếp cận dược phẩm và sản phẩm y tế, nhận định: “Việc cấp phép sử dụng khẩn cấp này giúp mở rộng nguồn vắc xin, công cụ y tế hiệu quả nhất chúng ta có để chấm dứt đại dịch”.

Trước đó, Indonesia cũng vừa trở thành nước đầu tiên phê duyệt vắc xin Covid-19 của Hãng Novavax (Mỹ). Đây được đánh giá là loại vắc xin đầy tiềm năng và giá rẻ. Theo tạp chí Fortune, kết quả thử nghiệm quy mô lớn cho thấy vắc xin Novavax hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn bệnh.

Vắc xin sử dụng công nghệ tiểu đơn vị protein, đưa một phần vi rút không thể gây bệnh vào cơ thể để kích hoạt miễn dịch.

23 loại vắc xin được phê duyệt

Theo thống kê của WHO, có 155 ứng cử viên vắc xin đang được phát triển, thử nghiệm tại 61 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, có 23 loại đã được ít nhất một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ phê duyệt. Số liệu này được cập nhật đến cuối tháng 10 nên chưa bổ sung thông tin về việc Indonesia phê duyệt Novavax.

Vắc xin cũng có thể dễ dàng phân phối vì chỉ cần bảo quản bằng tủ lạnh thông thường (từ 2 - 8 độ C) thay vì tủ lạnh âm sâu.

Novavax đã nộp đơn xin cấp phép lên WHO, EU và nhiều nước khác, trong đó Philippines và Ấn Độ nhiều khả năng là hai nước sẽ phê duyệt tiếp theo. Việc được WHO phê duyệt sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận cho các nước nghèo có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Các vắc xin được WHO phê duyệt có thể được sử dụng để cung cấp cho cơ chế COVAX của Liên Hiệp Quốc phân phối vắc xin đến các nước thu nhập trung bình và thấp.

AFP

Bharat Biotech thông báo có khả năng đạt công suất 1 tỉ liều vắc xin mỗi năm từ cuối năm nay. Bên cạnh đó, công ty cũng đang trong quá trình chuyển giao công nghệ cho các công ty Ấn Độ lẫn các nước khác.

Trong khi đó, Novavax và Viện Huyết thanh Ấn Độ, đối tác sản xuất vắc xin ở nước ngoài của công ty, dự tính sản xuất 2 tỉ liều trong năm 2022 và đã cam kết sẽ cung cấp 1,1 tỉ liều cho COVAX.

Các vắc xin Covid-19 nổi tiếng ở Việt Nam sử dụng công nghệ gì?
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.