Theo ông Barron, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Hệ thống chăm sóc sức khỏe UCHealth (Mỹ), mọi người nên tiêm liều thứ 3 ngay khi đã khỏe mạnh và đủ tiêu chuẩn để tiêm.
“Những người đủ điều kiện nên đợi 90 ngày sau khi nhiễm bệnh để tiêm phòng. Hiện chưa có nghiên cứu về khung thời gian lý tưởng để tiêm liều thứ 3”, chuyên gia Barron nói.
Bộ Y tế đã phân bổ 109 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 |
Liều thứ 3 vắc xin Covid-19 có an toàn không?
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) đã đánh giá độ an toàn của liều thứ 3 thông qua thử nghiệm theo dõi 171 người tham gia từ 18 tuổi trở lên, trong khoảng 6 tháng.
Các tác dụng phụ sau tiêm mũi 3 được báo cáo phổ biến nhất là đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ hoặc khớp, ớn lạnh... |
shutterstock |
Các tác dụng phụ được báo cáo phổ biến nhất là đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ hoặc khớp, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết ở cánh tay tiêm, buồn nôn, nôn mửa và sốt.
Đáng chú ý, nhiều trường hợp bị sưng hạch ở nách sau khi tiêm liều thứ 3.
Các phân tích liên tục từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và các hệ thống giám sát an toàn của CDC đã xác định được nguy cơ gia tăng của các bệnh viêm tim, viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim, sau khi tiêm vắc xin Moderna, đặc biệt là sau liều thứ 2. Thông thường, các triệu chứng khởi phát sau khi tiêm chủng một vài ngày. Nguy cơ này ở nam giới, đặc biệt là nam giới từ 18 đến 24 tuổi, cao hơn ở nữ giới.
Những ai không nên tiêm liều thứ 3?
Trong một số trường hợp rất hiếm, nam thanh niên gặp phải các vấn đề về tim như viêm cơ tim khi tiêm vắc xin. Do tác dụng phụ rất hiếm gặp này, một số nam giới trẻ, từ 18 đến 30 tuổi, có thể không nên tiêm liều thứ 3, theo FDA
Trường hợp nào có thể tiêm liều thứ 3 chỉ 28 ngày sau mũi thứ 2?
CDC và FDA khuyến nghị một liều bổ sung ít nhất 28 ngày sau liều thứ 2 đối với những người suy giảm hệ thống miễn dịch, bao gồm:
Đang điều trị ung thư
Đã được cấy ghép nội tạng
Đã được cấy ghép tế bào gốc trong vòng 2 năm
Suy giảm miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nghiêm trọng
Nhiễm HIV giai đoạn nặng hoặc không được điều trị
Điều trị tích cực bằng corticosteroid liều cao hoặc các loại thuốc khác có thể ngăn chặn phản ứng miễn dịch
Tại sao nhóm người này cần tiêm mũi thứ 3 sớm?
Đối với những người bị suy giảm miễn dịch, 2 liều vắc xin thông thường có thể không cung cấp đủ mức độ miễn dịch như đối với những người khỏe mạnh khác. Liều thứ 3 giúp hệ thống miễn dịch của họ xây dựng đủ khả năng bảo vệ chống lại Covid-19.
Covid-19 sáng 3.11: 932.357 ca nhiễm, 824.806 ca khỏi | Hà Nội ghi nhận 7 ổ dịch |
Những quốc gia đã tiêm liều vắc xin thứ 3
Ở Israel, người lớn tuổi bắt đầu tiêm liều thứ 3 vào đầu mùa hè và hiện nay, tất cả mọi người 12 tuổi trở lên đều có thể tiêm liều nhắc lại. Các quốc gia khác như Anh và Đức cũng đang tiến hành tiêm liều thứ 3.
Từ ngày 1.11, những người từ 18 tuổi trở lên ở Úc có thể được tiêm liều thứ 3 ít nhất 6 tháng sau khi tiêm liều thứ 2 của bất kỳ loại vắc xin phòng Covid-19 nào, theo health.nsw.gov.au.
Canada khuyến cáo tiêm liều thứ 3
Ủy ban Tư vấn Quốc gia về tiêm chủng của Canada đề nghị người từ 70 tuổi trở lên, nhân viên y tế tuyến đầu, những người đã tiêm 2 liều AstraZeneca có thể cần tiêm liều thứ 3, theo cbc.ca.
Chi tiết các bệnh nền và môi trường làm việc trong danh mục nên tiêm mũi thứ 3
Những người có các bệnh nền cần tiêm mũi thứ 3 bao gồm, theo Johns Hopkins.
Ung thư
Bệnh thận mạn tính
Bệnh phổi mạn tính, bao gồm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn (trung bình đến nặng), bệnh phổi kẽ, xơ nang và tăng áp phổi
Sa sút trí tuệ hoặc các bệnh thần kinh khác
Bệnh tiểu đường
Hội chứng Down
Bệnh tim như suy tim, bệnh mạch vành, bệnh cơ tim hoặc tăng huyết áp
Nhiễm HIV
Người có hệ thống miễn dịch suy yếu
Bệnh gan
Thừa cân và béo phì
Thai kỳ
Bệnh hồng cầu hình liềm hoặc bệnh thalassemia
Ghép tạng
Đột quỵ hoặc bệnh mạch máu não, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến não
Rối loạn sử dụng chất gây nghiện (như rối loạn sử dụng rượu)
Người có nguy cơ cao bị phơi nhiễm và lây truyền Covid-19 do nơi làm việc hoặc nơi cư trú có thể được tiêm mũi thứ 3.
Ví dụ về nơi cư trú có thể làm tăng nguy cơ phơi nhiễm Covid-19 bao gồm viện dưỡng lão, mái ấm…
Ví dụ về các nghề có nguy cơ gia tăng phơi nhiễm Covid-19 bao gồm nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên vận chuyển và giao hàng hóa, công nhân sản xuất…
Bình luận (0)