Trước đó, chính quyền đã nới lỏng phong tỏa bằng cách chia các khu dân cư thành 3 nhóm tương ứng 3 mức độ hạn chế đi lại: nguy cơ cao (vùng phong tỏa), nguy cơ trung bình (vùng kiểm soát) và nguy cơ thấp (vùng đề phòng).
Khu vực không có ca nhiễm trong một tuần sẽ được ghi nhận là “vùng kiểm soát”, không có ca nhiễm trong 2 tuần sẽ trở thành “vùng đề phòng”. Theo tờ China Daily, người dân ở 7.565 “vùng đề phòng” đã có thể ra khỏi nhà từ ngày 11.4, song vẫn được khuyến cáo hạn chế đi lại và tránh các hoạt động không cần thiết ngoài trời.
Thượng Hải đã bước sang tuần phong tỏa thứ 3 |
Reuters |
Thượng Hải đang là tâm điểm của đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng nhất Trung Quốc từ khi Covid-19 xuất hiện ở Vũ Hán. Thành phố đã bước sang tuần thứ 3 phong tỏa, với hơn một tuần phong tỏa toàn thành.
Chính sách chống dịch nghiêm ngặt tại đô thị 25 triệu dân đã dẫn đến phản ứng giận dữ của nhiều người khi họ không mua được thực phẩm, không thể khám chữa bệnh hoặc bị chia tách với con cái. Giới chức cho biết họ đã thực thi nhiều biện pháp, như xây dựng mạng lưới phân phối liên tỉnh, thiết lập các trạm trung chuyển và tăng cường phương tiện chở hàng, để đảm bảo nguồn cung hàng hóa tại Thượng Hải.
Nhiều địa phương khác của Trung Quốc cũng đã tăng cường mức độ chống dịch. Quảng Châu, tỉnh lỵ Quảng Đông, trở thành đô thị lớn tiếp theo áp đặt chính sách phong tỏa từ ngày 11.4, dù chỉ mới ghi nhận 61 ca nhiễm.
Hài hước giữ miệng cá lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 khi Trung Quốc triệt để chống dịch |
Dù chưa “cấm túc” người dân như Thượng Hải, Quảng Châu nỗ lực khống chế vi rút ngay từ đầu tương tự cách làm của Thâm Quyến, một thành phố lớn khác ở Quảng Đông. Vào tháng 3, Thâm Quyến đã nhanh chóng kiểm soát dịch bằng cách phong tỏa toàn thành trong một tuần ngay khi chỉ có vài ca nhiễm.
Bình luận (0)