Thí sinh đổ dồn vào khối ngành kinh tế

28/08/2015 05:12 GMT+7

Bất chấp những cảnh báo và thực tế xã hội, trong các đợt xét tuyển, TS vẫn đổ xô vào khối ngành kinh tế, bỏ qua rất nhiều ngành khác đang có nhu cầu nhân lực. Trong đợt xét tuyển đợt 1, các trường khối ngành kinh tế luôn nhận được số lượng lớn hồ sơ.

Bất chấp những cảnh báo và thực tế xã hội, trong các đợt xét tuyển, TS vẫn đổ xô vào khối ngành kinh tế, bỏ qua rất nhiều ngành khác đang có nhu cầu nhân lực. Trong đợt xét tuyển đợt 1, các trường khối ngành kinh tế luôn nhận được số lượng lớn hồ sơ.

Thí sinh điểm cao bắt đầu nộp hồ sơ - ảnh 1
Thí sinh và phụ huynh bàn bạc nộp hồ sơ đại học - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Trừ ngành tiếng Anh thương mại, số lượng hồ sơ nộp các ngành kinh tế của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM dư khá nhiều so với chỉ tiêu. Vì vậy, lần đầu tiên sau nhiều năm, điểm chuẩn chung các ngành của trường này tăng vọt lên đến 23,25 điểm, cao hơn so với năm 2014 (21 điểm) và 2013 (20 điểm). Dù trước đó, trường chỉ thông báo điểm xét tuyển là 18 điểm.
Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM năm nay “được mùa” về lượng TS nộp đơn. Điểm chuẩn khối ngành kinh tế của trường cũng thuộc nhóm những trường “top”, dao động từ 22 - 25,5 điểm. Năm 2013, trường này phải xét tuyển đến nguyện vọng bổ sung.
Tương tự, điểm chuẩn của Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM tăng vọt từ 18,5 điểm (2014) lên đến 21,75 điểm (2015).
Ở các trường đào tạo đa ngành như ĐH: Sài Gòn, Công nghiệp TP.HCM... hồ sơ khối ngành kinh tế cũng chiếm ưu thế. Còn tại Trường ĐH Hoa Sen, tính trong đợt xét tuyển vừa qua, hồ sơ nộp vào các ngành khối kinh tế lên đến 110 - 120% chỉ tiêu. Tương tự như vậy, trong đợt xét tuyển bổ sung 2 ngày qua, số lượng hồ sơ vẫn nghiêng hẳn về khối ngành kinh tế.
Trong số khoảng 700 hồ sơ nộp tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM ngày đầu tiên, đa phần nộp vào các ngành khối kinh tế. Các ngành kỹ thuật chỉ nhận được 5 - 10 hồ sơ/ngành. Trường ĐH Văn Lang nhận được hơn 600 hồ sơ xét tuyển, trong đó các ngành ngôn ngữ Anh, năng khiếu, khối kinh tế chiếm nhiều hơn kỹ thuật, công nghệ. Khối ngành kỹ thuật - công nghệ tại Trường ĐH Lạc Hồng cũng ít hơn kinh tế.
Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Văn Lang, cho rằng sự lựa chọn nghiêng về ngành kinh tế quá lớn rất đáng lo ngại ở thời điểm TS ra trường sau này vì có thể gia tăng tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế.
Tuy vậy, việc nhiều TS nộp hồ sơ khối ngành kinh tế trong đợt 2 này lại là cơ hội cho TS xét tuyển các khối ngành kỹ thuật - công nghệ. Ở tất cả các trường có xét tuyển bổ sung, chỉ tiêu các ngành kỹ thuật - công nghệ còn rất nhiều trong khi điểm xét tuyển chỉ ngang bằng với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (15 điểm).
Nhu cầu nhân lực ngành tài chính - ngân hàng thấp
Theo Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, một số nhóm ngành tại TP.HCM có nhu cầu tuyển dụng tập trung cao là: Kinh doanh - bán hàng (20,86%), dịch vụ phục vụ (3,41%), dệt may - giày da (13,35%), vận tải - kho bãi - xuất nhập khẩu (7,48%), công nghệ thông tin (5,70%), dịch vụ thông tin - tư vấn - chăm sóc khách hàng (3,41%)... Tính từ đầu năm đến nay, ngành tài chính - tín dụng - ngân hàng luôn có mức tuyển dụng rất thấp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.