Trong khi đó, đề thi tất cả các môn năm nay đều có xu hướng nhẹ nhàng, dễ hơn hẳn năm trước. Điều này cho thấy cách tổ chức thi cử hiện nay dập dềnh như con nước, năm trước đề khó, năm sau đề dễ nên rất khó để đánh giá đúng chất lượng giáo dục phổ thông.
tin liên quan
Giải pháp thực hiện thi THPT quốc gia chưa ổn địnhNăm nay, các trường ĐH trên cả nước đều đã công bố đề án tuyển sinh chính thức. Hiện có hơn 10 phương thức tuyển sinh khác nhau được các trường ĐH áp dụng. Nhiều thí sinh không còn bị áp lực trước kỳ "vượt vũ môn" vì đã đậu vào đại học. Các em chỉ cần hoàn thành bài làm ở mức tối thiểu để xét tốt nghiệp.
Bộ GD-ĐT cho rằng tổ chức kỳ thi “2 trong 1” nhằm giảm áp lực thi cử cho học sinh, tiết kiệm cho xã hội. Trong khi tỷ lệ đỗ tốt nghiệp những năm gần đây đều vượt trên 90%, thậm chí nhiều địa phương xấp xỉ 100%, cùng với việc các trường ĐH, CĐ được tự chủ về phương thức tuyển sinh nên nhiều chuyên gia đề xuất nghiên cứu bỏ kỳ thi THPT ở quy mô quốc gia, thay vào đó là phương án xét tốt nghiệp do địa phương tổ chức, quản lý để giảm chi ngân sách nhà nước, cũng như giảm áp lực không đáng có đối với thí sinh.
Nhiều khâu kỹ thuật của kỳ thi cũng bộc lộ hạn chế, bất cập. Chẳng hạn để tăng cơ hội xét tuyển sinh ĐH, CĐ, TS được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT chỉ có 3,1% tổng TS chọn thi cả hai tổ hợp môn. Việc Bộ GD-ĐT phải tách riêng 2 buổi thi cho tổ hợp KHTN và KHXH gây lãng phí ngân sách, tốn kém nhân lực cho những TS hướng nghiệp không rõ ràng mà chỉ cầu may. Vậy quy định này nhằm phục vụ đối tượng nào, với mục đích gì?
Bình luận (0)