Tiêu cực thi cử ngày càng nghiêm trọng
Giai đoạn 1998 - 2005, Bộ GD-ĐT có chủ trương tuyển thẳng đại học (ĐH) đối với những học sinh (HS) đạt kết quả tốt nghiệp giỏi và bình quân điểm thi là 8,5 điểm trở lên, sau đó nâng lên 9,0 điểm với mục tiêu động viên HS nỗ lực trong quá trình học tập.
tin liên quan
Thi THPT quốc gia 2019: Sẽ cho thôi chức nếu có sự cố liên quan lãnh đạo sở!Năm 2006, vừa chấm dứt việc tuyển thẳng ĐH thì kỳ thi THPT đã xảy ra tiêu cực ở một số địa phương. Tại Tiền Giang, hội đồng chấm thi đã phát hiện có 536 bài thi giống nhau. Kết quả điều tra cho thấy hội đồng thi bổ túc trung học đặt tại Trường THCS Trừ Văn Thố (H.Cai Lậy) đã buông lỏng dẫn đến để lọt đề thi ra ngoài. Một số người chờ sẵn giải đề và đưa vào cho 23 phòng thi. Một số thí sinh là cán bộ, công chức đã thu tiền, hối lộ cho hội đồng để được làm ngơ. Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang đã hủy kết quả của 536 bài thi trên và UBND H.Cai Lậy quyết định cách chức hiệu trưởng Trường THCS Trừ Văn Thố (phó chủ tịch hội đồng coi thi) và 13 người khác bị cảnh cáo.
Ở phía bắc đã xảy ra vụ gian lận thi cử nghiêm trọng tại Hội đồng thi THPT Phú Xuyên A (Hà Tây cũ), hành vi tương tự hội đồng thi ở Tiền Giang nhưng tình trạng trong phòng thi quay bài, giật bài lộn xộn hơn.
|
Năm 2012, xảy ra tiêu cực nghiêm trọng ở Hội đồng thi THPT Đồi Ngô (tỉnh Bắc Giang), trong đó một số giám thị đã trực tiếp đưa bài giải cho HS.
Năm 2014 và 2015, kỳ thi THPT quốc gia giao cho ĐH coi thi, chấm thi nên tiêu cực giảm hẳn. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến 2018, kỳ thi THPT quốc gia giao cho địa phương chủ trì, các trường ĐH, CĐ cùng coi thi và giám sát dẫn đến tiêu cực phát sinh. Đỉnh điểm là vụ gian lận thi cử xảy ra ở 3 tỉnh Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình năm 2018. Đây là một tiêu cực tồi tệ nhất trong lịch sử giáo dục nước nhà, với hơn 200 thí sinh đã được sửa điểm. Kết quả có gần 20 cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và công an bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra, trong đó có 3 phó giám đốc sở GD-ĐT. Điều không thể tưởng tượng được là đã xảy ra tình trạng mua - bán điểm, các bị can ở Sơn La đã tự nguyện nộp lại số tiền bất chính lên tới hàng tỉ đồng.
Xây dựng một nền giáo dục trung thực
tin liên quan
Những điều quan trọng cần chuẩn bị trước ngày thi THPT quốc giaTrước hết, mỗi thầy cô, mỗi nhà trường hãy trung thực với chính mình. Dũng cảm đánh giá đúng thực chất HS, đánh giá để HS tiến bộ chứ không phải để xếp loại. Khi một HS đã được giúp đỡ, hỗ trợ nhưng vẫn chưa đủ chuẩn thì cho ở lại lớp. Không đánh giá thi đua giáo viên qua tỷ lệ HS xếp loại giỏi, khá… mà thông qua nỗ lực của họ và kết quả tiến bộ của HS. Thầy cô tham gia coi thi, chấm thi ở kỳ thi nào cũng cần nghiêm túc thực hiện chức trách của mình một cách trung thực nhất.
Về phía Bộ GD-ĐT, cần xây dựng hệ thống dữ liệu nhiều năm để so sánh, đánh giá các trường, giống như hệ thống đối sánh trong giáo dục ở các nước. Hệ thống này không chỉ giúp các trường biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình mà qua so sánh, các cấp quản lý phát hiện được tiêu cực của các trường. Đánh giá các trường qua dữ liệu chứ không qua báo cáo.
Trung thực là một trong 5 phẩm chất mà mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới nhắm tới. Muốn tạo ra những thế hệ HS trung thực, trước hết thầy cô, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục phải trung thực. Về tuyển sinh ĐH, giao cho trường ĐH tự chủ theo luật và thi THPT quốc gia để trường ĐH tham gia sâu hơn để giảm thiểu tiêu cực.
Bình luận (0)