Thị trường bất động sản đã và đang méo mó

07/03/2013 17:30 GMT+7

(TNO) Đó là ý kiến của TS Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia tại "Hội thảo chia sẻ cơ hội đầu tư trong khủng hoảng" do Công ty cổ phần chứng khoán FLC tổ chức ở TP.HCM chiều 7.3.

(TNO) Đó là ý kiến của TS Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia tại "Hội thảo chia sẻ cơ hội đầu tư trong khủng hoảng" do Công ty cổ phần chứng khoán FLC tổ chức ở TP.HCM chiều 7.3.

Theo TS Lịch, sự méo mó của thị trường bất động sản trong một thời gian dài, thể hiện ở chỗ nhà đầu tư chỉ tập trung ở phân khúc cao cấp và không chú trọng các phân khúc khác, đặc biệt ở phân khúc trung bình có nhu cầu rất lớn.

Từ định hướng sai về thị trường dẫn tới doanh nghiệp sai về hướng đầu tư, từ đó cung cầu không gặp nhau. Điều này dẫn tới tình trạng hiện có rất nhiều hàng tồn kho bán thành phẩm (dự án xây dựng dở dang) do nhà đầu tư không đủ vốn.

"Giải cứu" bất động sản: Khả quan!

Về câu hỏi liệu thị trường có được Nhà nước giải cứu, TS Lịch nói: “Bản thân tôi gọi đó là hỗ trợ chứ không phải là giải cứu. Với một thị trường đóng băng như hiện nay thì không có cách nào giải cứu được và Nhà nước cũng không nên giải cứu. Nếu giải cứu thành công bất động sản không khéo sẽ tạo ra nhiều hệ lụy khác”.

Ở một góc độ khác, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia cho rằng do những đặc thù riêng nên thị trường bất động sản Việt Nam vẫn có cơ hội hồi phục.

TS Nghĩa cho hay bản thân ông đã tham vấn nhiều chuyên gia nước ngoài về thị trường và nhận được câu trả lời khả quan.

Theo đó, khác với một số nước, người dân Việt Nam có thói quen sở hữu nhà ở và điều này sẽ là động lực kích cầu phần nào đó của thị trường.

“Ở Việt Nam, có bao nhiêu gia đình thì phải có bao nhiêu ngôi nhà để đáp ứng. Người nghèo mua nhà nhỏ, người khá mua nhà trung bình, người giàu mua nhà lớn. Đây là nhu cầu có thực mà doanh nghiệp cần phải tính đến”, TS Nghĩa nói.

Tuy nhiên, TS Nghĩa cho hay để tạo ra được làn sóng đối với thị trường trong thời gian tới thì nhà nước cần có chính sách hỗ trợ phù hợp liên quan đến chính sách tín dụng, vấn đề pháp lý, thuế, quyền sử dụng đất…

Tin; ảnh: Trung Hiếu

>> Gần 700 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong năm 2012
>> Cổ phiếu ngành bất động sản và xây dựng ồ ạt tăng trần
>> Giá bất động sản giảm hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
>> Ngân hàng bắt đầu mở "van" cứu bất động sản

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.