‘Thiên đường mua sắm’ ở làng đại học bỗng dưng đìu hiu

Phúc Kha
Phúc Kha
17/08/2023 12:19 GMT+7

Chợ đêm làng đại học (Thủ Đức) nằm trong khuôn viên Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM vốn luôn sầm uất nhộn nhịp bỗng trở nên đìu hiu, không còn cảnh tấp nập “kẻ bán người mua”.

Chợ đêm làng đại học được sinh viên mệnh danh là “thiên đường mua sắm”. Trước đây, đến chợ này, sinh viên có thể tìm thấy tất tần tật những thứ mong muốn với giá cả phải chăng. Từ quần áo, giày dép đến các vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, hiện tại khu chợ này không còn cảnh buôn bán nhộn nhịp nữa. 

‘Thiên đường mua sắm’ ở Làng đại học Thủ Đức: Bỗng dưng điu hiu - Ảnh 1.

Tại chợ đêm, người bán thì nhiều, người mua thì ít

PHÚC KHA

‘Thiên đường mua sắm’ ở Làng đại học Thủ Đức: Bỗng dưng điu hiu - Ảnh 2.

Dù là giờ cao điểm để buôn bán nhưng chợ đêm rất vắng lặng

PHÚC KHA

Các gian hàng vắng khách. Cả buổi tối, tiểu thương ngồi tán gẫu hoặc bấm điện thoại. Khu chợ chìm trong im lặng, phủ màu ảm đạm. Người mua thưa thớt khiến người bán vô cùng ngán ngẩm. Theo các chủ gian hàng, để được buôn bán tại chợ đêm, họ phải thuê và đóng tiền trước 45 triệu đồng/gian/năm, mỗi gian có dù di động với diện tích khoảng 9 m2.

‘Thiên đường mua sắm’ ở Làng đại học Thủ Đức: Bỗng dưng điu hiu - Ảnh 3.

PHÚC KHA

‘Thiên đường mua sắm’ ở Làng đại học Thủ Đức: Bỗng dưng điu hiu - Ảnh 4.

Không chỉ các sạp quần áo, mà quán ăn tại chợ đêm cũng rơi vào tình trạng vắng khách

PHÚC KHA

Ngồi nhìn xa xăm, ánh mắt đượm buồn, chị Nguyễn Thị Ngọc (29 tuổi), chủ sạp bán quần áo, cho biết các sản phẩm mà gian hàng của chị trưng bán có giá khoảng 50.000 đồng - 100.000 đồng, rẻ hơn rất nhiều so với những nơi khác. Thế nhưng, khoảng 2 tháng nay, khách hàng giảm mạnh, có ngày chỉ lác đác vài người ghé vào hỏi mua. 

Chị Ngọc nói: “Dạo này, công nhân làm việc bấp bênh nên họ đâu có tiền dư dả để mua sắm quần áo, còn sinh viên hạn chế chi tiêu”.

‘Thiên đường mua sắm’ ở Làng đại học Thủ Đức: Bỗng dưng điu hiu - Ảnh 5.

PHÚC KHA

‘Thiên đường mua sắm’ ở Làng đại học Thủ Đức: Bỗng dưng điu hiu - Ảnh 6.

Các gian hàng vắng khách, tiểu thương bấm điện thoại

PHÚC KHA

Anh Thanh Minh (28 tuổi), chủ một cửa hàng bán quần áo, cho biết: “Nhiều sinh viên yêu thích mua hàng trên các trang thương mại điện tử, họ có thể “săn” các ưu đãi để mua đồ với mức giá thấp hơn. Vì thế, họ ít đi chợ đêm để mua quần áo, đồ dùng sinh hoạt”.

‘Thiên đường mua sắm’ ở Làng đại học Thủ Đức: Bỗng dưng điu hiu - Ảnh 7.

PHÚC KHA

‘Thiên đường mua sắm’ ở Làng đại học Thủ Đức: Bỗng dưng điu hiu - Ảnh 8.

PHÚC KHA

‘Thiên đường mua sắm’ ở Làng đại học Thủ Đức: Bỗng dưng điu hiu - Ảnh 9.

Tại chợ đêm, quần áo, vật dụng sinh hoạt được bán với giá cả phải chăng

PHÚC KHA

“Ngày nào cũng thế, cứ 4 giờ chiều là tôi dọn hàng ra nhưng bán chẳng được gì. Có hôm từ lúc dọn ra đến khi xếp vào khoảng 23 giờ, nhưng chỉ bán được vài chục ngàn đồng. Nếu tình hình bán ế ẩm kéo dài, tôi sẽ rời nơi này để tìm chỗ khác buôn bán”, Lê Tuấn Bình (24 tuổi), chủ một sạp bán đồ ăn thức uống cho biết.

Trần Thị Quỳnh Như, sinh viên Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, chia sẻ: “Nhà trọ của mình ở gần chợ đêm, cứ cần gì là mình đợi đến chiều ra chợ tha hồ lựa chọn, giá cả phù hợp với túi tiền của sinh viên. Dạo này, chi phí sinh hoạt tăng cao, việc làm thêm của mình bấp bênh, mình phải tiết kiệm chi tiêu, hạn chế mua quần áo, giày dép”.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.