(TNO) Thiên thạch phát nổ trên bầu trời Nga vào ngày 15.2 lớn hơn ước tính trước đó, và tất nhiên là lực công phá mạnh hơn, theo NASA.
Vụ nổ thiên thạch trên bầu trời thành phố Chelyabinsk của Nga ban đầu được dự đoán là do một tảng đá vũ trụ bề ngang 15 m, tống ra sức ép tương đương với lượng chất nổ 300 kiloton, và sau đó con số này được nâng lên 470 kiloton.
|
Tuy nhiên, NASA đã thay đổi ước tính về kích thước và năng lượng phát ra từ vụ nổ. Theo đó, chiều rộng của nó phải vào khoảng 17 m, tạo ra vụ nổ tương đương 500 kiloton, theo Space.com.
Khối lượng của thiên thạch tăng từ 7.000 tấn lên mức 10.000 tấn, và di chuyển với tốc độ 64.373 km/giờ khi phát nổ, theo Phòng Thí nghiệm Động lực học của NASA (JPL) tại Pasadena, California.
“Các kết quả dự đoán mới đã được tập hợp dựa trên dữ liệu thu thập được từ 5 trạm hạ âm trên thế giới, và trạm đầu tiên ghi nhận được thông tin là ở Alaska, cách Chelyabinsk khoảng 6.500 km”, theo JPL.
Trong một diễn biến liên quan, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã đề xuất thành lập một hệ thống phòng thủ không gian chung nhằm đối phó các mối đe dọa từ vũ trụ.
Hạo Nhiên
>> Phòng thủ thiên thạch: không dễ!
>> Phát hiện mảnh vỡ thiên thạch ở Nga
>> Nga giải quyết hậu quả vụ nổ thiên thạch
>> Mỹ bị tố gây mưa thiên thạch
>> Cư dân Nga bắt đầu rao bán mảnh thiên thạch
>> Tổng thống Putin ra lệnh trợ giúp nạn nhân vụ thiên thạch
>> Quay được hành trình “chết chóc” của thiên thạch Nga
>> Thiên thạch to bằng nửa sân banh vừa bay sát Trái đất
>> Nga hứng mảnh thiên thạch, hơn 900 người bị thương
Bình luận (0)