Tại Q.Tân Phú, các trường chủ động hợp đồng với giáo viên để thực hiện do quy định giáo viên tiếng Anh không có định biên riêng mà tính chung vào định biên của trường từ 1,2 - 1,5 giáo viên/lớp. Do vậy, sau khi tính đủ số giáo viên chủ nhiệm cho đủ số lớp, còn lại mới tính biên chế cho giáo viên thể dục, mỹ thuật, âm nhạc, tiếng Anh…
Còn tại Q.Bình Tân, đợt 1 tuyển mới được 2/3 chỉ tiêu, sau đó quận phải xin chủ trương cho tuyển KT3 nhưng phải đến khi kết thúc học kỳ 1 mới tiếp nhận đủ số giáo viên theo yêu cầu. Tuy nhiên, một lãnh đạo phòng GD quận này cho hay: “Việc tuyển KT3 không phải quận nào cũng được thực hiện vì còn liên quan đến nhiều vấn đề. Phải có sự đồng ý của TP mới được phép. Trước đây có một quận lo ngại thiếu giáo viên nên chủ động tuyển đã bị phạt”.
tin liên quan
Tình trạng thừa, thiếu giáo viên do ngành giáo dục không có quyềnTại cuộc họp với 63 Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo trên toàn quốc hôm nay (14.1), có địa phương thẳng thắn phản ánh tình trạng thừa thiếu giáo viên cũng là do ngành giáo dục... không có quyền.
Một trường tiểu học có tiếng tại Q.7 cũng phải hợp đồng 50% số giáo viên tiếng Anh để đảm bảo công việc giảng dạy. Thế nhưng, ban giám hiệu nhà trường khá lo lắng vì nếu không chăm lo đời sống, thu nhập tốt thì “thua”. Có giáo viên đang dạy nhưng được công ty nước ngoài tuyển dụng liền xin nghỉ để ra ngoài làm.
Ông Lý Văn Huệ, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hòa Bình (Q.1), cho biết: “Nội thành dù sao cũng ổn định nguồn giáo viên vì nhà trường còn có điều kiện chăm lo chứ các trường ngoại thành khá vất vả. Ở đó giáo viên chỉ trông chờ vào lương. Trong khi giáo viên mới ra trường lương chưa đến 2 triệu đồng nhưng cơ hội việc làm khá nhiều, có thể làm việc trong các công ty, trợ giảng các trung tâm ngoại ngữ, thu nhập ít nhất cũng gấp gần 3 lần...”.
tin liên quan
Tuyển hoài vẫn thiếu giáo viênViệc tuyển dụng giáo viên theo cách mới mà TP.HCM áp dụng từ năm học 2016 - 2017 đặt ra cho các trường thách thức lớn trong khi giáo viên có cơ hội lựa chọn nhiệm sở theo nhu cầu.
Ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng GD Q.Bình Tân, cho biết đến nay quận có 10/21 trường thực hiện và bày tỏ lo ngại đến năm 2020 quận này khó lòng đạt được mục tiêu 100% học sinh học chương trình tiếng Anh đề án. Mỗi năm, Q.Bình Tân tăng trung bình từ 5.000 - 6.000 học sinh bậc tiểu học, giáo viên.
Nguyên trưởng phòng GD tại quận nội thành đưa ra nhận xét rằng: “Lâu nay, các trường giữ chân giáo viên chỉ bằng sự… ổn định, tức là được biên chế trong trường, ổn định về chế độ và chính sách nhưng chỉ bằng biện pháp này thì không ổn. Mức thu nhập này chỉ bằng một phần rất nhỏ so với việc đi dạy thêm ở các trung tâm mà lại không bị áp lực giờ giấc, giáo án… Đó là lý do chính khiến giáo viên tiếng Anh không lúc nào đủ”.
tin liên quan
Nên coi ngoại ngữ là môn điều kiện vào đại họcCần tạo động lực cho người học và xây dựng chính sách rõ ràng cho người dạy, là những vấn đề được quan tâm thảo luận tại hội nghị triển khai Đề án dạy học ngoại ngữ giai đoạn 2016 - 2020.
Bình luận (0)